| Hotline: 0983.970.780

Vui buồn nghề nuôi 'vua' trên đảo Bình Hưng

Thứ Sáu 21/04/2017 , 15:05 (GMT+7)

Tôm hùm được mệnh danh là "vua hải sản". Tuy nhiên, để có được con tôm hùm lên đến 1kg thì công sức, tiền bạc người nuôi phải bỏ ra liên tục trong cả năm trời, không ít người bầm dập vì nuôi vị "vua" này.

Tiền tấn đổ xuống biển

Đến thăm đảo Bình Hưng, xã Cam Bình, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) trong chuyến công tác, tôi được chú Nguyễn Quế Phương, trưởng thôn Bình Hưng, giới thiệu về anh Nguyễn Thanh Tùng, một người đang nuôi tôm hùm với quy mô lồng bè lớn hàng đầu trên đảo Bình Hưng.

14-47-39_nh-tung-gioi-thieu-con-tom-hum-bong-chun-bi-xut-bn
Anh Tùng giới thiệu con tôm hùm bông chuẩn bị xuất bán

Khoảng 5h sáng, những tia nắng đang bắt đầu len lỏi đến từng ngỏ ngách trên đảo, tôi được anh Tùng đánh thức để chuẩn bị theo anh ra bè cho tôm ăn. Khi những chiếc tàu chở đầy thức ăn cho tôm vừa cập cảng, anh cùng mấy người nhân công đến nhận hàng rồi trả tiền cho chủ tàu.

Anh Tùng cho biết: “Sáng nào cũng đúng 6h30 tôi ra bè với nhân công để cho tôm ăn, công việc thường ngày là vậy cho dù mưa bão tôi cũng phải đi vì không thể để con tôm đói được, cũng may biển ở vùng này lúc trời bão cũng êm hơn so với nhiều chỗ khác nên lúc ra bè cũng ít ảnh hưởng”.

Sau khi vận chuyển đủ hết số thức ăn trong ngày cho tôm lên ghe, chúng tôi bắt đầu tiến về khu bè nuôi tôm của anh. Anh Tùng cho hay, người dân ở Bình Hưng hầu hết ai cũng làm nghề nuôi tôm hùm, người nuôi ít thì vài lồng người nuôi nhiều thì vài chục lồng, còn quy mô nuôi lên đến 120 lồng như anh trên đảo chỉ được vài người.

Nghề nuôi tôm hùm nơi đây chủ yếu nuôi 2 loại là tôm hùm xanh và tôm hùm bông. Thức ăn cho tôm mỗi ngày đều là hải sản đánh bắt ở biển gồm cá lép, sò, ốc, tôm tít…, chỉ trong sáng nay tổng số tiền mua thức ăn cho tôm anh vừa thanh toán đã trên 10 triệu đồng, mỗi tháng riêng chi phí thức ăn cho tôm không tính nhân công đã ngốn hết của anh Tùng khoảng 400 triệu đồng.

14-47-39_du-thuc-n-cho-tom-hum-r-be
Đưa thức ăn cho tôm hùm ra bè

Nuôi tôm hùm tốn kém là vậy, nếu người nuôi đủ tiền cho tôm ăn thì để tôm lại nuôi tiếp, còn gặp lúc kẹt tiền thì phải bán bớt con lớn để nuôi tiếp con nhỏ. Tuy nhiên tôm càng nuôi lớn thì bán càng có giá nhưng quan trọng người nuôi có đủ vốn để nuôi được lớn hay không thôi.

Hiện tại, lồng bè của anh Tùng đang nuôi một nửa tôm hùm xanh và tôm hùm bông vì tôm hùm xanh nuôi 10 tháng thì bán được giá, còn tôm hùm bông thì phải nuôi trên 16 tháng được 1,2 - 1,5kg lúc này xuất bán mới có giá, người nuôi bây giờ thường bán sớm tôm hùm xanh để lấy ngắn nuôi dài, và lấy tiền nuôi tôm hùm bông. Vì giá tôm hùm bông lúc nào cũng ổn định hơn tôm hùm xanh, luôn dao động trong khoảng 1,7 - 1,8 triệu đồng, lúc xuống thấp nhất cũng 1,5 triệu, nhiều lúc lên cao trên 2 triệu thì người nuôi thắng lớn, người nuôi nơi đây chủ yếu bán cho thương lái Trung Quốc vào dịp tết.

14-47-39_nhn-cong-chun-bi-thuc-n-cho-tom-hum-tren-be
Nhân công chuẩn bị thức ăn cho tôm hùm trên bè

Chiếc ghe chở chúng tôi tiến sát đến bè, mỗi người cùng phụ giúp nhau mang thức ăn cho tôm xuống, nhìn những chiếc lồng tôm đang nằm yên dưới dòng nước biển trong xanh, anh Tùng kể, tính đến thời điểm hiện tại anh đã theo nghề nuôi tôm được gần 20 năm, trước kia bố mẹ anh nuôi lồng chìm, thuê người trông nuôi, sau này anh về đầu tư lại bằng lồng bè bài bản hơn. Ngày xưa bố mẹ anh làm nghề chạy đò nên cho anh đi học lấy bằng thuyền trưởng, lấy bằng xong anh ba làm nghề lái tàu, nhưng qua một thời gian anh bôn ba trên biển vẫn muốn về quê hương nuôi tôm hùm để phát triển kinh tế.
 

Lợi nhuận cao, rủi ro lớn

Cách đây đúng 10 năm quy mô nuôi của anh Tùng đã lên 50 lồng, lúc đó anh vừa lấy vợ về được mấy tháng thì xã Cam Bình xảy ra dịch bệnh tôm, đợt đó tôm bị dịch chết hết, làm điêu đứng những người nuôi tôm trên đảo. Những con tôm hùm lớn nhỏ chết do dịch bệnh bị người nuôi đổ khắp nơi, ai nuôi tôm hùm năm đó đều thiệt hại nặng. Lúc này do dịch bệnh nên giá tôm hùm giống rất rẻ trong khi giá tôm thịt tăng cao, không ai dám đầu tư nuôi lần nữa.

Không nản lòng, nhận thấy thời cơ giá tôm giống rẻ mà giá tôm thịt đang cao nên anh Tùng mạnh dạn gom hết ít vốn còn sót lại tiếp tục đi mua tôm giống rồi nuôi với quy mô nhỏ hơn trước. Qua năm sau tôm bán được giá dịch bệnh trên con tôm được khắc phục nên anh thu lãi cao, cứ thế phát triển cho đến quy mô bây giờ.

Anh Tùng chia sẻ, sau năm thua lỗ anh tự mình học cách phòng bệnh cho tôm rồi kinh nghiệm tăng lên từng ngày, bệnh tôm hùm thường gặp là bị bệnh sữa lúc đó thịt tôm mềm nhũn chọc một phát là chảy nước như sữa. Ngày trước 2 năm mới vệ sinh lồng bè 1 lần, bây giờ hết 1 vụ là kéo lên vệ sinh lại lồng, đồng thời mỗi tháng cho tôm ăn kèm một ít thuốc phòng ngừa bệnh một lần để tôm tăng sức đề kháng. Sau khi nuôi thành công liên tiếp nhiều năm, anh truyền kinh nghiệm cho em rể, bây giờ quy mô nuôi tôm hùm của người em sau mấy năm cũng trên 50 lồng.

14-47-39_quy-mo-be-nuoi-120-long-tom-hum-cu-nh-tung
Quy mô bè nuôi 120 lồng tôm hùm của anh Tùng

Hiện anh đang thuê 8 người nhân công trông coi và cho tôm ăn mỗi ngày, trả lương cố định hàng tháng 4 triệu đồng mỗi người, cuối năm vừa rồi anh thưởng cho mỗi người 12 triệu, còn cho mượn tiền vốn để họ đầu tư lồng bè nuôi cùng anh. Trước kia còn có nhân công anh trả 10 triệu hàng tháng do làm thêm quản lý bè du lịch, nhưng do năm trước sau vụ chìm bè du lịch ở Vĩnh Hy nên tất cả bè du lịch ở đây đều bị rút giấy phép, bây giờ không nhận khách đến nữa, chỉ tập trung vào nuôi con tôm hùm, tuy vậy anh cũng vừa đầu tư xây thêm nhà nghỉ cho vợ quản lý.

Theo anh Tùng, do nguồn nước nuôi ở Bình Hưng đang sạch và trong nên nuôi tôm hùm nơi đây cho lợi nhuận cao, ít rủi ro hơn so với làm một số nghề khác. Những năm gần đây, năm nào nuôi anh cũng có được lợi nhuận cao, có năm cho thu nhập 1 tỷ, có năm tôm được giá thì lợi được trên 4 tỷ đồng, tôm hùm anh nuôi quanh năm lúc nào cũng có để bán cho thương lái. Tích lũy được nhiều vốn liếng, nhưng anh vẫn không muốn nghỉ nuôi tôm để đầu tư công việc khác ít rủi ro và nhàn hơn, do đây đã là nghề quen thuộc với lại hàng ngày không theo anh em ra bè ở riết trong đảo anh cũng chán.

Tuy nuôi tôm hùm được lợi nhuận cao nhưng nhiều lúc bị mất mấy chục con tôm hùm do bị bắt trộm, thường mất vào ban ngày vì ban đêm có người trông ở bè. Chưa kể nhiều lúc xuất bán thì bị lệ thuộc giá cả của thương lái, người nuôi tôm lệ thuộc vào giá rất nhiều. Do đầu tư vốn nhiều nên giờ ít dám đi đâu, tuy nhân công là anh em thân thiết lâu năm nhưng cũng không yên tâm khi giao hết cho họ quản lý.

Hòa mình xuống mặt nước biển, anh Tùng bắt lên cho tôi xem một con tôm hùm bông, anh cho biết, con tôm này anh nuôi hơn 1 năm rồi bây giờ chắc nặng được 1,5 kg.

Nhìn anh chăm lo cho từng con tôm trong lồng của mình, tôi hiểu được tại sao nuôi tôm vất vả và đầy rủi ro nhưng anh vẫn lạc quan với nghề.

  • Mua bán rùa quý tràn lan từ 'chợ ảo' đến đời thực
    Phóng sự 27/03/2024 - 08:15

    Thời gian qua, hoạt động mua bán rùa diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thách thức các cơ quan chức năng.

  • [Bài 3] Bài toán hóc búa ở tỉnh Khánh Hòa
    Phóng sự 27/03/2024 - 06:02

    Tính toán sơ bộ, muốn ra được Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao ở Khánh Hòa phải “vượt ải” tới... 9 bộ, ngành trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

  • [Bài 2] 'Cuộc cách mạng' giữa trùng khơi ở Vân Đồn
    Phóng sự 26/03/2024 - 06:00

    Phong trào thành lập hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đang là trào lưu ở Quảng Ninh để đón nhận chính sách giao biển lâu dài, từ đó ổn định kế sách nuôi biển.

  • Nan giải vấn nạn mua, bán rùa trên Internet
    Phóng sự 25/03/2024 - 13:15

    Năm 2023 ghi nhận gia tăng các vụ liên quan đến mua, bán rùa qua mạng xã hội. Do vậy các cơ quan chức năng cần mạnh tay trong việc xử lý vi phạm.

  • [Bài 1] 7 năm trời vật vã xin giấy phép nuôi biển
    Phóng sự 25/03/2024 - 07:30

    'Khát vọng lớn, quyết tâm cao, tuy nhiên những rào cản cơ chế chính sách đang giống như chiếc vòng kim cô siết chặt giấc mơ nuôi biển của chúng tôi vậy', Hải Bình nói.

  • Chuyện ở 'thiên đường đá cỏ' Tân Lập
    Phóng sự 24/03/2024 - 16:40

    Nhắc đến thầy cúng Vàng A Chứ (còn gọi là ông Chứ cúng) thì không chỉ ở Sơn La và một số tỉnh Tây Bắc mà mãi tận bên Lào cũng có người biết.

  • Tinh hoa nghề đậu bạc Định Công
    Phóng sự 22/03/2024 - 11:09

    Sau khoảng thời gian tưởng chừng như thất truyền, đến nay làng nghề đậu bạc Định Công đang chuyển mình nhằm níu giữ lại cái hồn cốt của nghề tinh hoa truyền thống.

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

Xem thêm
Phát triển Tiền Giang với '1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh'

TIỀN GIANG Theo Thủ tướng, tinh thần 'ba cùng' là 'cùng lắng nghe, thấu hiểu', 'cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động', 'cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển'.

Những công trình vá 'lỗ hổng' hệ thống thủy lợi bờ Nam Sông Hậu

Đồng bào bờ Nam Sông Hậu mong chờ âu thuyền Rạch Mọp vận hành ngăn mặn vào cuối 2024, cùng với những công trình đã được đầu tư để khép kín hệ thống thủy lợi.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Yên Bái sắp có đô thị mới hơn 2.400ha ở huyện Yên bình

UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Quyết định số 185 phê duyệt đồ án Quy hoạch chung đô thị mới Cảm Ân, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đến năm 2045.

Bình luận mới nhất