| Hotline: 0983.970.780

Vùng chè Tây Bắc nháo nhác vì cúp điện: Chè xanh làm... phân chuồng

Thứ Hai 24/05/2010 , 09:43 (GMT+7)

Niềm vui của người trồng chè cứ lụi dần khi các NM chế biến cứ “tậm tịt” vì thiếu điện, giá chè trồi sụt và các DN thì ngồi chơi.

Những cỗ máy vò chè nằm chờ điện
Những trận mưa đầu mùa đã bừng lên hy vọng cho người trồng chè sau 6 tháng mùa khô dằng dặc. Nhưng niềm vui của họ đã vụt tắt khi các NM chế biến cứ “tậm tịt” vì thiếu điện, giá chè trồi sụt và các DN thì ngồi chơi.

Bà Trần Thị Vân xóm Vã, xã Minh Bảo, TP Yên Bái (Yên Bái) ngồi bệt xuống dõng chè quệt mồ hôi than thở: Nhà tôi có hơn một ha chè, năm ngoái chả dám đầu tư vì sợ giá chè tụt như mấy năm trước thành ra công cốc, nhưng ai ngờ sau đó giá chè lên. Năm nay gia đình tôi dốc vốn liếng mua phân bón, thuốc BVTV đầu tư cho đồi chè, hy vọng vụ này có chút lãi. Khổ quá, đầu năm khô hạn cho mãi tới cuối tháng tư mới có mưa, đã mừng là ông giời còn thương người nông dân. Đầu vụ, giá chè bán được ba ngàn ba đến ba ngàn rưởi, mừng quá cứ tưởng giá chè như vậy thì tốt cho người trồng chè quá. Giá ấy cũng chỉ được mấy ngày rồi xuống hai ngàn rưởi, mấy hôm nay chỉ còn ngàn hai, ngàn ba mà còn khó bán. Hỏi sao lại như vậy, ông nhà máy bảo: Không có điện chúng tôi mua chè về để muối dưa à?

Vừa bước vào vụ thu hái, khắp vùng chè miền núi phía Bắc đều nhao nhác vì điện. Ông Chu Quốc Tuấn- GĐ Cty Chè Hưng Thịnh bức xúc: NM chúng tôi đóng trên đất TP Yên Bái, bốt điện do Chi nhánh điện TP quản lý, nhưng điện lại do Chi nhánh điện Trấn- Văn cung cấp. Thực hiện việc cắt điện luân phiên, thành ra NM bị cả “ông điện” TP Yên Bái cắt lẫn “ông điện” Trấn- Văn đè ra cắt. Chẳng khác gì một cổ phải chịu “hai tròng”, chúng tôi kêu rát họng thì họ mới ngưng việc hai ông cùng thay nhau cắt điện, nay thống nhất để Chi nhánh điện Trấn- Văn quản lý. Mặc dù vậy, cách nay ít hôm, điện bị mất đột ngột mà không được báo trước, tôi điện hỏi thì được trả lời: Do sự cố…Cả chục tấn chè đang nằm trong máy vò, máy xấy, máy héo bị “sự cố” mất điện đột ngột, chất lượng giảm hỏi ai bồi thường cho chúng tôi?

Theo thông báo mới nhất của Chi nhánh điện Trấn-Văn các ngày 24,26,28,30 tháng 5 bị cắt điện cả ngày, còn những ngày khác từ 16– 24 giờ nếu quá tải cũng cắt. Trong chế biến chè, 8 tiếng đầu chưa có sản phẩm, nếu mất điện trong khoảng thời gian đó thì mẻ chè ấy chất lượng sẽ rất kém. Trong khi đó, tỉnh Yên Bái yêu cầu các NM mua hết chè và giữ giá cho nông dân. Với tình hình điện đóm như thế này thì không NM nào dám mạo hiểm cả, chỉ chết người trồng chè thôi. "Xin thưa với anh, chúng tôi dự kiến ngày 24/5 các NM chè thuộc quản lý chi nhánh điện Trấn –Văn cùng với đại diện nông dân sẽ lên kêu với UBND tỉnh"- ông Chu Quốc Tuấn quả quyết.

Thị trường chè thế giới năm nay chưa có dấu hiệu khả quan, theo ông Đoàn Anh Tuân- Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam: Chất lượng chè Việt Nam rất thấp, các nước NK chè của ta về dùng đấu trộn với chè của họ trước khi đưa ra thị trường… Với tình hình điện đóm như hiện nay, càng khiến cho ngành chè thêm khốn khó và bi đát hơn.

Các NM vừa và nhỏ biết mình “thấp cổ bé họng”, không đủ sức cãi nhau với “ông điện” trong tình hình điện đang thiếu như hiện nay, nên không dám phiêu lưu mua chè về chế biến, mặc dù chè đang nhiều ê hề. Họ thừa biết, găng với “ông điện” có ngày ăn đòn, cả chục tấn chè mua về mất điện chỉ có đổ đi, với lý do “sự cố” thì chắng chóng thì chầy cũng sạt nghiệp. Một số NM cũng chỉ mua cầm chừng, SX cầm chừng chứ chẳng dám mua ồ ạt, mặc dù họ biết chất lượng chè đầu vụ bao giờ cũng cao hơn chè giữa vụ. Thành ra, chè nguyên liệu khi thiếu khi thừa, khiến cho người trồng chè chẳng biết đâu mà lần, giá cả tù mù, chỉ lợi cho đám đầu nậu chè thôi.

Nằm trong vùng chè lớn nhất huyện Văn Chấn, Cty CP chè Trần Phú có thể từ chối mua chè của nông dân chứ không thể từ chối mua chè của công nhân thuộc Cty khi đã đến tuổi thu hái. Theo ông Hoàng Đức Trí, nguyên GĐ Cty CP Chè Trần Phú, hiện vẫn có cổ phần trong Cty cho biết: Các cổ đông vừa được thông báo, đầu tháng 5 có khoảng 60 tấn chè bị mất điện, nên chất lượng kém. Chè đen bị kém chất lượng không biết bán như thế nào đây, hàng trăm triệu đồng bị thiệt hại là điều đã được báo trước…

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất