| Hotline: 0983.970.780

Vùng lũ Hương Khê trước ngày khai giảng

Thứ Tư 03/09/2014 , 23:40 (GMT+7)

Chúng tôi về thăm một số xã ở vùng lũ Hương Khê, Hà Tĩnh vào thời điểm sắp sửa khai giảng năm học mới cũng là thời điểm mùa mưa bão sắp ập đến, nhiều trường học mầm non nơi đây vẫn còn dấu tích của các trận lũ quét, tường rào sập sệ, bàn ghế tạm bợ,… nhất là hai trường mầm non thuộc xã tâm lũ Phương Mỹ và Hương Xuân.

Đến Phương Mỹ, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Hồng Quân dẫn chúng tôi đến thực tế tại trường mầm non xã, tuy ngày khai giảng cận kề nhưng không hề thấy bất kỳ một động tĩnh gì cho ngày khai giảng.

Biết tôi băn khoăn, Chủ tịch Nguyễn Hồng Quân phân bua: Các nhà báo biết đó, cứ mỗi mùa mưa bão đến có bao nhiêu nước trên địa bàn toàn huyện đều đổ dồn về túi nước Phương Mỹ chúng tôi; chưa đâu mưa thì Phương Mỹ đã mưa, chưa đâu lũ thì Phương Mỹ đã ngập chìm trong biển nước, ít có năm nào Phương Mỹ chúng tôi được bình yên, bình quân mỗi năm phải hứng chịu từ 3 - 5 trận lũ, gây đại họa cho cả xã.


Trường mầm non xã Phương Mỹ

Lũ về hầu hết nhà cửa, ruộng nương, đường sá đi lại… đều ngập chìm trong biển nước với cảnh “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Người dân Phương Mỹ chúng tôi chẳng khác gì “giã tràng xe cát biển đông”, “gom góp ba năm thiêu một giờ”.

Ở trường mầm non này cũng vậy, do lũ ngập chìm bao phen cuốn trôi toàn bộ sách vở, trang thiết bị, dụng cụ học tập của các cháu. Lũ về trở tay không kịp, tất cả đều bị cuốn theo dòng lũ.

Chúng tôi quan sát, tuy trường mầm non Phương Mỹ được xây dựng không còn là nhà tranh tre, nứa lá tạm bợ nhưng do tọa lạc ở vùng trũng nên hễ trờ mưa là bị ngập. Vì thế, 4 phía tường đều bị nứt rạn, nền móng bị sụp, nguy cơ đại họa xảy ra lúc nào không biết.

Phó Chủ tịch UBND xã Hoàng Xuân Tần nói: “Do những sự cố trên nên xã cùng với phòng GD huyện phải tạm thời dồn các cháu về học một chỗ để tránh lũ ở bên kia bờ sông, chờ đến khi xây dựng được trường học mới ở trên vùng cao, chúng tôi mới đưa các cháu về học được”.


Trường mầm non xã Hương Xuân

Còn cô giáo hiệu trưởng Ngô Thị Thu Hà lo lắng nói: “Mùa nắng thì còn đỡ, nhưng mùa mưa bão đến cô trò chúng tôi vất vả, thiếu thốn trăm bề, nhất là lo mỗi ngày các cháu vượt đò qua sông đi học giữa trời mưa gió, lũ lụt. Mấy năm về trước đã có nhiều học sinh và người dân chết trôi khi qua sông”. Đây là mối hiểm họa luôn rình rập khôn lường. Cô Hà thiết tha mong muốn các cấp, chính quyền cũng như các tổ chức từ thiện quan tâm giúp đỡ để xã có tiền xây dựng trường mầm non giúp cô trò chúng tôi bớt khổ, bớt lo.

Rời Phương Mỹ đến xã Hương Xuân, trước mắt chúng tôi là trường mầm non bằng dãy nhà cấp bốn tềnh toàng, cũ nát.

Chủ tịch UBND xã Lê Hữu Phi cho biết, vì xã ở vùng lũ khó khăn, thiếu thốn trăm bề, mặc dầu được sự quan tâm giúp đỡ của cấp trên cũng như các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước, nhưng do sự tàn phá nặng nề của bão lũ nên Hương Xuân có cố gắng gượng dậy bao nhiêu rồi cũng cứ khó khăn, khó khăn mãi.

Chủ tịch xã chỉ tay vào lớp học và nói: “Chuẩn bị ngày khai giảng nhưng hầu hết trang thiết bị dạy và học chưa có gì đáng giá”.


Phòng làm việc của cô giáo hiệu trưởng trường mầm non Hương Xuân

Cô giáo Hiệu trưởng Võ Thị Thuận phân bua với chúng tôi: Hơn 20 năm dạy học ở vùng cao Hương Khê, từ bản đồng bào dân tộc Rào Tre đến bản Giàng cũng như một số trường miền núi trung du nhưng chưa có trường, lớp nào khó khăn như ở đây. Cô trò chúng tôi vẫn đang học trong mấy phòng học nhà cấp bốn thuộc nhà kho HTX từ những năm 70 để lại, tất cả đều xuống cấp nghiêm trọng. Cô trò chịu vất vả suốt năm này qua năm khác, chống chọi với nguy cơ sập đổ tường nhà lúc nào không biết.

Chúng tôi cùng cô giáo hiệu trưởng xem hết các phòng học, nhà sinh hoạt giáo viên, tất cả chẳng khác gì một mái trường của thời bao cấp.

Cô Hà cũng cho biết, đầu tư cho năm học mới cả trường mới được phân 14 triệu đồng, nên không biết mua sắm thế nào đây. Hầu hết dụng cụ học tập, đồ chơi cho các cháu đều bị hư hỏng, nhà trường muốn mua mấy con ngựa nhún, mấy đồ chơi đơn giản cho các cháu nhưng theo giá cả hiện nay một con ngựa nhún cũng mất đi hơn 10 triệu đồng rồi chứ chưa nói đên việc mua sắm, sửa sang lại bàn ghế, bảng học tập…

Rời các trường học mầm non vùng lũ Hương Khê, chúng tôi không khỏi trăn trở nghĩ về cảnh tượng khác lạ, bởi những ngày này ở miền xuôi, nhất là ở các thành phố, thị xã trên cả nước tất cả đang rộn ràng, háo hức chuẩn bị cho ngày khai giảng, mọi trang thiết bị dạy và học cũng như đồ chơi đều được mua sắm đủ loại, nhiều trường còn có ý định xây bể bơi tắm cho các cháu. Ngược lại, ở mái trường vùng lũ, xa xôi hẻo lánh thuộc huyện miền núi Hương Khê vẫn còn thiếu thốn trăm bề. Nhiều nhà giáo, phụ huynh chỉ mong muốn có một mái trường tránh lũ với thiết bị dạy và học đúng với tiêu chuẩn Bộ GD đề ra, không mong gì hơn.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm