| Hotline: 0983.970.780

Vùng mía miền Trung- Tây Nguyên: Tái diễn cảnh "mua tranh bán cướp"

Thứ Ba 07/09/2010 , 13:15 (GMT+7)

Khoảng 2 tháng nữa các nhà máy đường (NMĐ) khu vực này mới bước vào niên vụ ép 2010- 2011. Nhưng từ bây giờ, nỗi lo thiếu mía nguyên liệu đã ám ảnh các NMĐ và nhiều khả năng tái diễn cuộc chiến khốc liệt giành nhau mua mía nguyên liệu.

Khoảng 2 tháng nữa các nhà máy đường (NMĐ) khu vực này mới bước vào niên vụ ép 2010- 2011. Nhưng từ bây giờ, nỗi lo thiếu mía nguyên liệu đã ám ảnh các NMĐ và nhiều khả năng tái diễn cuộc chiến khốc liệt giành nhau mua mía nguyên liệu.

Bước vào niên vụ ép 2010-2011, trong số các NMĐ ở miền Trung-Tây Nguyên, có lẽ chỉ có NMĐ Phổ Phong (Quảng Ngãi) là đơn vị duy nhất tạm yên tâm về nguyên liệu. Bởi lẽ, hiện còn vài “cấn kẹt” mà Cty CP Đường Quảng Ngãi chưa sáp nhập NMĐ Quảng Phú vào NMĐ An Khê (Gia Lai) được như dự kiến nhưng NM này đã được tháo dỡ hoàn toàn và sẽ dừng hoạt động trong niên vụ này. Toàn bộ diện tích 4.500 ha mía hiện có trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nghiễm nhiên thuộc sở hữu của NMĐ Phổ Phong có công suất ép 1.500 tấn/ngày.

Ông Hồ Văn Vân-Phó GĐ phụ trách NL NMĐ Phổ Phong cho biết: Trong niên vụ này, cả 2 vùng nguyên liệu phía nam và phía bắc tỉnh sẽ cho sản lượng khoảng 230.000 tấn mía cây. Khi còn hoạt động cùng lúc 2 NMĐ thì nguyên liệu mía ở Quảng Ngãi bị thiếu trầm trọng. Thế nhưng bây giờ, khi NMĐ Quảng Phú đã dừng hoạt động thì Quảng Ngãi không còn đối mặt với tình trạng “đói” nguyên liệu như trước”. Tuy nhiên, theo ông Vân thì trong niên vụ này công suất của NMĐ Phổ Phong sẽ được nâng từ 1.500 tấn lên 2.000 tấn/ngày. Đến khi ấy nhu cầu về nguyên liệu của NMĐ Phổ Phong sẽ lại bị thiếu đến 70.000 tấn. Tuy nhiên, đó là chuyện nhỏ...

Áp lực về nguyên liệu của các NMĐ trong khu vực giáp ranh giữa miền Trung-Tây Nguyên mới thực sự căng thẳng. Cụ thể, vùng nguyên liệu mía Gia Lai hiện có 15.000 ha, nếu không bị nắng hạn, năng suất mía ở vùng này sẽ đạt được 55 tấn/ha, tổng sản lượng toàn vụ là 825.000 tấn. Riêng NMĐ An Khê, “đứa con ruột” của vùng nguyên liệu Gia Lai với công suất 5.000 tấn/ngày, SX toàn vụ 150 ngày đã ngốn đến 750.000 tấn tại vùng nguyên liệu trọng điểm trong khu vực này. Nhưng vùng nguyên liệu Gia Lai không chỉ cung ứng cho mỗi NMĐ An Khê mà đây còn là vùng mía mà các NMĐ Kon Tum (có nhu cầu 100.000 tấn/vụ), NMĐ Nhiệt điện Gia Lai (công suất 2.500 tấn/ngày) và NMĐ Ajumba thường xuyên “xâm lấn” vì thiếu nguyên liệu.

Nằm sát cạnh vùng mía Gia Lai, NMĐ Bình Định với vùng nguyên liệu tại địa bàn chỉ có 2.500 ha, năng suất bình quân đạt 50 tấn/ha thì sản lượng cho niên vụ ép sắp đến chỉ có 125.000 tấn. Trong khi đó nhu cầu cho công suất của NM 3.500 tấn/ngày, SX toàn vụ 150 ngày thì NMĐ Bình Định cần phải có 525.000 tấn mía cây, thiếu đến 400.000 tấn mía. Do đó, năm nào cũng vậy, NMĐ Bình Định phải mở biên thu mua ra các vùng mía Gia Lai, Phú Yên thì mới đủ nguyên liệu phục vụ SX. Tình trạng tranh mua nguyên liệu của các NMĐ trong khu vực cứ nháo nhào mỗi khi vào vụ ép mới kéo dài đã nhiều năm qua vẫn chưa có hướng khắc phục.

Để dẹp yên tình trạng "mua tranh bán cướp" mía, Hiệp hội Mía đường VN cần phải thống nhất thời điểm khởi động SX của các NMĐ khu vực nhằm tránh chuyện cạnh tranh nguyên liệu thiếu lành mạnh. Đồng thời, các NMĐ phải nghiêm túc tuân thủ việc khai thác trong vùng nguyên liệu đã được các địa phương quy hoạch cho riêng mình, không được xâm lấn. Nói riêng về 2 NMĐ An Khê và Bình Định, 2 đối trọng khai thác chung vùng nguyên liệu phía đông Gia Lai, về lâu dài cần phải được rạch ròi vùng quy hoạch riêng để mỗi NM. Đây cũng là mong mỏi của người trồng mía trong khu vực để được hưởng chính sách đầu tư cụ thể, không còn lâm tình cảnh "trôi sông, lạc chợ" như những năm qua.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Gia Lai, thời gian tới tỉnh này sẽ mở rộng vùng nguyên liệu mía đông Gia Lai lên đến 19.000 ha. Song song đó, các NMĐ cần phải chú trọng đầu tư chiều sâu để năng suất đạt ít nhất 60 tấn/ha thì sản lượng của vùng mía trọng điểm này sẽ được tăng lên 1.140.000 tấn/vụ. Tiếp đến, nếu Cty CP Đường Bình Định thực hiện được kế hoạch tăng diện tích vùng nguyên liệu trên địa bàn lên 6.000 ha, sản lượng đạt 300.000 tấn/vụ thì tổng sản lượng toàn vùng đạt 1.440.000 tấn/vụ. Đến khi ấy, mía nguyên liệu sẽ đáp ứng được khoảng 80-90% tổng công suất của các NMĐ trong khu vực. Lúc đó cuộc chiến cạnh tranh nguyên liệu hằng năm mới hi vọng sẽ bớt nóng bỏng.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm