| Hotline: 0983.970.780

Vùng núi Chiêu Yên có nước sạch

Thứ Sáu 04/10/2013 , 10:17 (GMT+7)

“Nước sạch đã về tới tận nhà, gia đình tôi không phải vất vả đi xin nước sinh hoạt nữa. Có nước sạch để dùng là mong muốn bao đời của chúng tôi nay đã thành sự thực” - ông Trần Văn Trọng chia sẻ.

“Nước sạch đã về tới tận nhà, gia đình tôi không phải vất vả đi xin nước sinh hoạt nữa. Có nước sạch để dùng là mong muốn bao đời của chúng tôi nay đã thành sự thực”. Đây là chia sẻ của ông Trần Văn Trọng, thôn Soi Long, xã Chiêu Yên, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Nơi đây trước kia nước sạch được biết đến như một thứ tài nguyên quý hiếm, nay đã được Nhà nước đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, góp phần giúp cuộc sống của người dân đổi khác.

Chiêu Yên là xã miền núi còn nhiều khó khăn, đặc biệt là nguồn nước. Xã có 850 hộ dân, 3.500 nhân khẩu, từ nhiều năm qua người dân nơi đây luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Nước sạch luôn là mối quan tâm hàng đầu của chính quyền và người dân trong xã.

Bà Hoàng Thị Nga, thôn Cây Tranh cho biết: Những năm trước đây, người dân ở 5 thôn là Cây Tranh, Soi Long, Vinh Quang, Mai Sơn, Thọ Sơn của xã Chiêu Yên thiếu nước nghiêm trọng. Từ khi có công trình cấp nước, cuộc sống của người dân đã đỡ vất vả hơn trước rất nhiều. Nước sạch được cung cấp đầy đủ đến từng gia đình.


Thiếu nước sinh hoạt không còn là nỗi lo với gia đình bà Hoàng Thị Nga, thôn Cây Tranh, xã Chiêu Yên

Trước kia, để có nước sinh hoạt gia đình bà Nga phải đào 6 cái giếng, khoan thêm 5 giếng nữa nhưng vẫn không đủ nước sạch dùng. Nước sinh hoạt chủ yếu lấy ở các khe suối từ trên núi chảy xuống, nhưng nguồn nước này cũng không nhiều và không đảm bảo vệ sinh. Vì ở phía đầu nguồn người dân vẫn tiến hành canh tác, các loại rác thải, thuốc BVTV, lá cây..., tràn ra khắp suối.

Không chỉ riêng gia đình bà mà tất cả các gia đình khác trong xã vẫn phải dùng nguồn nước này trong nỗi lo sợ bệnh tật. Từ khi có công trình cấp nước, người dân trong xã ai cũng vui mừng, phấn khởi, bởi từ nay không lo thiếu nước sinh hoạt, không phải dùng nước ô nhiễm.

Thôn Soi Long và Cây Tranh là hai thôn thiếu nước nghiêm trọng nhất. Cả hai thôn chỉ có một vài hộ gia đình có giếng, tuy nhiên nguồn nước này cũng không đảm bảo chất lượng. Đa phần nước sinh hoạt được người dân đấu nối với các đường ống đưa từ trên núi về. Mùa mưa người dân tăng cường tích nước mưa, nhưng vào mùa khô tình trạng người người mang can đi xin nước không còn là chuyện lạ.

Ông Phạm Ngọc Quang, Chủ tịch UBND xã Chiêu Yên cho biết: Công trình cấp nước sinh hoạt Cây Tranh và Soi Long là công trình hạ tầng cấp 4, được xây dựng hệ thống nước tự chảy, đảm bảo cung cấp nước sạch cho 133 hộ gia đình của 5 thôn Cây Tranh, Soi Long, Vinh Quang, Mai Sơn, Thọ Sơn và ba trường học trên địa bàn xã.


Các em học sinh lớp mầm non Soi Long nay đã được dùng nguồn nước sạch 
đảm bảo vệ sinh

Công trình có hệ thống xử lý nước đồng bộ đảm đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế; bể chứa tạo áp với dung tích chứa 47m3; tổng chiều dài tuyến ống chính hơn 8km. Công trình được đầu tư hơn 2,3 tỷ đồng, trong đó người dân đóng góp 261 triệu đồng bằng ngày công lao động, số còn lại lấy từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Ngay sau khi công trình đưa vào sử dụng, UBND xã đã thành lập Ban quản lý công trình gồm 4 người đại diện cho 4 thôn được hưởng lợi từ công trình. Ban quản lý có nhiệm vụ trực kiểm tra để công trình hoạt động hiệu quả. Công trình cấp nước đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, giúp xã giải quyết bài toán khó về nước sạch cho người dân; giúp người dân tránh được nhiều bệnh tật khi phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm.

Công trình nước sạch không chỉ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ sinh môi trường. Hiện trong xã đã có thêm 133 hộ dân trước đây dùng nước giếng, nay cũng đăng ký dùng nước sạch. Các hộ dân chỉ phải mua thêm ống nối để đấu với đường ống nước chính về gia đình.

Ông Phạm Văn Toàn, Phó Giám đốc Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường Tuyên Quang cho biết:

"Hiện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có 355 công trình cấp nước sinh hoạt đang hoạt động hiệu quả; riêng năm 2013 tỉnh đã tiến hành xây mới 6 công trình, ưu tiên cho các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước.

Để đảm bảo chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động của các công trình, Trung tâm thường xuyên tiến hành kiểm tra, tu sửa, nâng cấp các công trình theo định kỳ; phấn đấu đến năm 2015, có 75% dân số nông thôn trong tỉnh Tuyên Quang được sử dụng nước sạch".

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm