| Hotline: 0983.970.780

Vùng nuôi cá tra giảm chóng mặt

Thứ Ba 18/05/2010 , 10:11 (GMT+7)

Giá thức ăn tăng cao và kém chất lượng kéo theo diện tích vùng nuôi giảm. Theo thống kê, hiện diện tích thả nuôi cá tra tại ĐBSCL chưa được 1.000 ha mặt nước, thấp hơn cùng kỳ năm trước đến 30%.

Điều này báo trước nguồn nguyên liệu cung sẽ không đủ cầu cuối năm nay. Ngoài nguyên nhân giá thức ăn tăng cao còn có chuyện người nuôi cá tra không còn vốn. Nông dân hiện rất khó tiếp cận vốn vay ngân hàng. Trong khi đó, các DN chế biến thủy sản dễ tiếp nguồn vốn hơn nhưng lại không mặn mà đầu tư vùng nguyên liệu.

Theo số liệu báo cáo của các NHTM đến đầu năm 2010, tổng dư nợ cho vay nuôi trồng và chế biến cá tra ở ĐBSCL trên 28.891 tỷ đồng, trong đó nợ xấu trên 217 tỷ đồng. Tại cù lao Tân Lộc, quận Thốt Nốt (Cần Thơ) số hộ nuôi cá đã nợ ngân hàng khoảng 200 tỷ đồng. Không ít hộ nuôi cá đã nhiều lần làm đơn xin ngân hàng khoanh nợ. Ông Tư Liêu, một hộ nuôi cá ở cù lao Tân Lộc cho biết: Chỉ còn cách chờ ngân hàng khoanh nợ để trả dần. Lúc người nuôi gặp thuận lợi, thị trường ổn định, cá được giá, ngân hàng cũng được hưởng, nay người nuôi gặp khó khăn ngân hàng cần chia sẻ. Bên cạnh đó, Nhà nước cần bình ổn giá thức ăn chăn nuôi may ra mới cứu" được các ao hầm bị “treo” mốc meo.

Ông Dương Tấn Lộc, Chủ tịch Hiệp Hội nghề cá Cần Thơ: Tân Lộc có hơn 30% hộ nuôi cá tra phải “treo” ao và rao bán. Nếu cứ tình trạng này khó đảm bảo theo quy hoạch của Bộ NN-PTNT là đến năm 2020 diện tích nuôi cá tra đạt 13 nghìn ha (gấp đôi hiện nay), sản lượng xấp xỉ 2 triệu tấn, kim ngạch XK hơn 2 tỷ USD.

Ông Ngọc Thành, ở khu vực Thới Bình A, phường Thuận An, quận Thốt Nốt (Cần Thơ) tính toán: Để nuôi được 100 tấn cá tra thương phẩm, người nuôi phải có diện tích ao 2.500 m2, vốn đầu tư khoảng 1,6 - 1,8 tỉ đồng.

Nếu như ngân hàng cho vay 50% là phải có tài sản thế chấp, số còn lại phải vay nóng ở bên ngoài lãi 10 - 20%/tháng. Nhưng hộ sổ đỏ đã nằm trong ngân hàng rồi thì đừng mơ. "Trong khi đó, vấn nạn thức ăn chăn nuôi cá tra hiện nay rất bát nháo. Nhiều DN đến chào bán thức ăn với những thương hiệu rất lạ. Tôi được biết, đoàn kiểm tra liên ngành Cần Thơ vừa tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thức ăn thủy sản. Vậy tại sao không công bố các DN bán thức ăn thủy sản kém chất lượng để người nuôi cá biết?".

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm