| Hotline: 0983.970.780

Vùng rốn lũ… khát lũ

Thứ Năm 02/12/2010 , 10:12 (GMT+7)

Cát Tiên bao đời nay được coi là “rốn lũ” của Lâm Đồng. Thế nhưng, năm nay lũ không về khiến người dân lo lắng vì nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nhiều trà đất ở Cát Tiên đã bừa ải nhưng vì thiếu nước nên không thể xuống giống

Ở vùng đất Cát Tiên bao đời nay được coi là “rốn lũ” của Lâm Đồng, hàng năm người dân đều gánh chịu bởi những cơn lũ lớn. Thế nhưng, năm nay lũ không về khiến người dân bỗng có cảm giác thiêu thiếu cái gì và lo lắng vì nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì sao có nghịch lý lạ đời này?

Phập phồng sợ hạn

Về Cát Tiên những ngày này gặp nông dân ai cũng lắc đầu thở ngắn than dài vì năm nay không có lũ khiến cho đồng ruộng khát phù sa, vùng trũng thiếu tôm cá. Còn nông dân ở các xã vùng cao như Đồng Nai Thượng, Phước Cát 2… lại có sự phập phồng riêng, bởi khả năng thất mùa vụ đông xuân là khó tránh khỏi khi dòng thượng nguồn sông Đồng Nai bị khô hạn, hồ chứa thì đang ở mực nước chết.

Từ trung tâm thị trấn Cát Tiên chúng tôi vượt gần 30km đường đồi núi mới tới được xã Phước Cát 2. Nông dân Thạch Thuận ở ấp Phước Trung cho biết: “Nhờ có hồ chứa nước Phước Trung mà bà con nơi đây từ làm lúa một vụ đã chuyển qua ba vụ. Từ thiếu ăn, thiếu mặc, cây lúa đã giúp cho đa số bà con có đời sống no ấm. Thế nhưng năm nay Cát Tiên không có lũ khiến cho hồ chứa đang ở mực nước chết. Nhà tôi có hơn một ha mà chưa xuống được giống vụ đông xuân do ruộng ở trên cao nước không có”.

Tương tự, nông dân Thạch Văn Sủng cho hay: “Những năm qua ở Cát Tiên đều có lũ, năm nay trời khô hạn thiếu nước nên 8 sào đất nhà tôi đã bừa ải xong mà không sạ lúa được. Nhà tôi có 6 người chỉ trông vào 8 sào lúa, nếu xuống vụ trễ thì rất ảnh hưởng đến năng suất”. Qua khu vực ấp 5 chúng tôi nhận thấy bà con đang hối hả thu hoạch những trà lúa muộn còn lại. Chị Thạch Lẻm phấn khởi: “Nhà tôi có hơn 1 ha lúa, mọi năm giờ này cánh đồng chìm trong biển nước, thu hoạch lúa rất vất vả. Năm nay tuy không phải bì bõm cắt lúa dưới nước nhưng lũ không về khiến cho người dân thấy… thiêu thiếu cái gì đó".

Khô hạn như thế này là điều lạ đối với nông dân Cát Tiên, do đó có thể vụ đông xuân này bà con sẽ chuyển qua trồng hoa màu chứ không thể trồng lúa được. Chị Lẻm quả quyết: “Nắng nóng, thiếu lũ đang đe dọa người nông dân bởi ở đây từ nhiều năm qua, cây lúa nước là chủ lực”. Ông Đàm Xuân Hàm, Phó Bí thư xã Phước Cát 2 thừa nhận: “Tình trạng này khiến cho mực nước hồ rất thấp và hiện đang ở mực nước chết làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất vụ đông xuân của bà con nông dân".

Thiếu phù sa, cá tôm

Trở về xã Gia Viễn, Đức Phổ, Nam Ninh… người dân ai cũng ngao ngán khi mà biến đổi khí hậu dường như đang đe dọa thật sự. Ông Lê Văn Học ở Gia Viễn cho biết: “Tôi từ Cao Bằng vào đây sinh sống từ năm 1992 chứng kiến năm nào cũng có lũ hoành hành ở Cát Tiên và đỉnh cao là năm 2002. Nói thật, nhờ có lũ mà gần 2 ha lúa của tôi năm nào cũng được bồi đắp phù sa nên ít phải dùng phân bón. Không những thế, lũ về còn thau chua rửa phèn cho đất nên lúa ít bị bệnh mà năng suất rất cao. Năm nay lũ không về coi như mất hẳn lượng phù sa mà còn khiến cho nguồn nước bị cạn".

Nhà ông Học 7 miệng ăn với 5 cháu còn đang đi học trông cả vào diện tích lúa ấy. Nay đồng thiếu nước, thiếu phù sa làm sao được đây. Trao đổi với cả chục hộ dân ở Đức Phổ được biết, lũ về tuy vất vả nhưng bù lại nơi đây trũng nên thời điểm này bà con thu hoạch được rất nhiều tôm cá tự nhiên. Ông Nguyễn Văn Đông ở ấp 2 chỉ vào chiếc hồ rộng chừng 5 sào (5.000m2) cho biết: “Năm ngoái tôi thu được gần 2 tấn cá tự nhiên từ cái hồ này đấy. Cứ năm nào có lũ là nhà tôi thu được cá trắm, chép, mè và nhiều loại cá tự nhiên khác. Năm nay lũ không về coi như đói”.

Theo ông Đông, chính vì mưa lũ thất thường nên người dân không dám đầu tư vào nuôi cá và phát triển nuôi trồng thuỷ sản vì nếu chẳng may đến lúc gần thu hoạch chỉ một trận lũ quét là trắng tay ngay. Thực tế ở địa phương, năm 2002 hàng chục hộ dân trắng tay vì nuôi cá đến ngày chuẩn bị thu hoạch thì lũ quét kéo về gây ngập lụt khủng khiếp. Trận mưa lũ lịch sử đó khiến nhiều nhà bị ngập tới gần nóc, trâu bò, heo gà bị cuốn trôi tuốt tuồn tuột.

Trao đổi với NNVN, ông Lê Ngọc Sanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Cát Tiên khẳng định, tính đến thời điểm hiện nay thời tiết đã chuyển qua se lạnh, nắng nóng thì nhiều khả năng năm nay Cát Tiên không có lũ. Đáng lo ngại hơn, sông Đồng Nai cạn nước, các trạm bơm và hồ chứa trong huyện như: Đắk Cô, Phước Trung cũng cạn kiệt. Trước tình hình này huyện đang khẩn trương xây dựng biện pháp chống hạn, đồng thời hướng dẫn nông dân tiết kiệm nước hoặc chuyển đổi cây trồng khác (từ lúa qua hoa màu, đậu, bắp…).

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm