| Hotline: 0983.970.780

Vung tiền chống hạn

Thứ Năm 09/12/2010 , 09:25 (GMT+7)

Chi phí cho thủy lợi trong điều kiện chống hạn như hiện nay có thể phải tăng gấp 3 lần so với cho phí thường xuyên khi chưa bị hạn. Chi phí như thế thì không ai dám chắc lời lãi.

Để giải cứu nguy cơ “đói nước” trong vụ ĐX 2010-2011, ngành thủy lợi nhiều địa phương ĐBSH thừa nhận, nếu cứ chấp nhận “chịu chi” bằng mọi giá để lấy nước thì ngành thủy lợi cam đoan sẽ có đủ nước cho SX. Chỉ có điều, tiền bạc vung ra quá lớn mà thôi.

Ngành thủy lợi khẳng định, hạn cũng sẽ lấy đủ nước, chỉ sợ phải chi quá nhiều tiền.

Ông Đặng Xuân Khánh – Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Hà Nam đề cập tới lời giải bài toán nước cho vụ ĐX tới của Hà Nam với thực trạng rất tréo ngoe đó là trước đây, các trạm bơm lớn lấy nước vào hệ thống sông Nhuệ, sông Đáy cho trạm bơm nhỏ. Còn bây giờ thì ngược lại, do các trạm bơm lớn gần như không còn lấy được nước từ sông Hồng nên phải thay bằng máy bơm dã chiến, thế nên kỳ thực trạm bơm nhỏ lại phải lấy nước cho các trạm bơm lớn.

Ông Nguyễn Quốc Đạt – PGĐ Sở NN-PTNT Hà Nam:

“Để chống hạn mang tính lâu dài, nhất định phải quy hoạch lại hệ thống thủy lợi, cụ thể là làm sống lại con sông Nhuệ và sông Đáy bằng các biện pháp công trình như các trạm bơm cũ phải được thiết kế lại theo dạng trục đứng, nạo vét, mở rộng, nâng cấp hệ thống kênh mương... Hà Nam cũng đã phê duyệt quy hoạch thủy lợi đến năm 2020 với nguồn vốn cần thiết phải tới vài ba nghìn tỉ đồng. Trong đó, dự án làm sống lại sông Nhuệ, sông Đáy thì tỉnh không làm được mà phải là dự án quốc gia... Giải pháp thủy lợi như vậy cũng chỉ là đối phó dài hạn mà thôi. Chứ khi sông không có nước nữa, thì chỉ còn cách chuyển đổi các diện tích lúa thường xuyên thiếu nước sang cây trồng cạn, áp dụng phương pháp tưới phun tiết kiệm nước... Tuy nhiên để dân chịu chuyển đổi là rất khó. Chủ trương này đã có từ lâu, nhưng thực tế tốc độ chuyển đổi rất chậm. Cụ thể vụ ĐX năm nay, Hà Nam cũng mới đặt kế hoạch chuyển đổi khoảng 1.000 hecta lúa (trong tổng số hơn 17 nghìn hecta có khả năng thiếu nước) sang cây trồng cạn. Như vậy là còn quá ít” .

Ông Khánh tính toán, với công suất lấy nước từ sông Hồng vào sông Nhuệ qua cống Liên Mạc khoảng 800 m3/h như hiện nay thì nước sông Nhuệ sẽ gần như... không kịp chảy tới Hà Nam, bởi các trạm bơm ven sông Nhuệ đoạn qua Hà Nội đã gần như vét sạch nước. Vì vậy, nguồn cung cấp nước của Hà Nam bây giờ gần như chỉ trông chờ vào sông Đáy.

Tuy nhiên, cũng theo ông Khánh thì với 2 lần xả nước (mỗi lần 7 ngày) của ngành thủy điện, Hà Nam sẽ khó kịp lấy đủ nước cho gieo cấy. Dự báo trong vụ ĐX sắp tới, sẽ có ít nhất 60% diện tích – tương đương trên 17 nghìn hecta lúa sẽ có nguy cơ bị thiếu nước. Trong đó, toàn bộ diện tích thuộc lưu vực sông Nhu thuộc các huyện Kim Bảng, Duy Tiên và một phần của Lí Nhân sẽ đối mặt với nguy cơ không có nước để bơm.

Theo dõi của Chi cục Thủy lợi Hà Nam cho thấy bắt đầu từ những năm 2003-2004 đến nay, Hà Nam liên tiếp đối mặt với hạn, nhưng cũng như nhiều tỉnh, gần như kế hoạch chống hạn của tỉnh này trong vụ ĐX sắp tới vẫn loay hoay theo kiểu “ăn đong” từng vụ. Cụ thể trong vụ ĐX sắp tới, tỉnh này dự tính sẽ tăng cường thêm 38 tổ máy bơm dã chiến trục ngang, có công suất từ 1.000 đến 2.500 m3/h để lấy nước từ sông Hồng và dọc theo hệ thống sông Nhuệ, sông Đáy.

Theo ước tính, tổng chi phí chống hạn vụ ĐX 2010-2011 của Hà Nam sẽ lên tới gần 60 tỉ đồng. Trong đó, các chi phí phát sinh thêm cho công tác chống hạn như tiền mua, lắp đặt máy bơm dã chiến; nạo vét, sửa chữa kênh mương, cửa khẩu lấy nước; tiền điện, tiền dầu phát sinh... sẽ lên tới trên 38 tỉ đồng. Ông Đặng Xuân Khánh thẳng thắn nhìn nhận: lấy kinh phí chống hạn phải tăng thêm là 38 tỉ đồng chia cho tổng diện vụ ĐX tới của Hà Nam khoảng 30 nghìn hecta, thì ít nhất chi phí cho thủy lợi trên đầu diện tích sẽ bị đội cao thêm không dưới 30% so với điều kiện bình thường. Đối với các diện tích hạn nặng phải bơm chuyển 3-4 chặng, chi phí cho thủy lợi thậm chí có thể chiếm trên 30% trong tổng chi phí SX.

Tích cực nạo vét dòng kênh mương lấy nước.

Ông Nguyễn Quốc Đạt – PGĐ Sở NN-PTNT Hà Nam thì ước tính, chi phí cho thủy lợi trong điều kiện chống hạn như hiện nay có thể phải tăng gấp 3 lần so với cho phí thường xuyên cho công tác thủy lợi so với trước đây chưa bị hạn. Chi phí như thế thì không ai dám chắc lời lãi của SXNN có bù được cho chi phí chống hạn không? “Tỉnh chỉ đạo phải lấy đủ nước, quyết không để mất mùa vì hạn thì ngành thủy lợi chúng tôi sẽ có cách lấy đủ nước. Chỉ có điều mất nhiều tiền thôi” – ông Đặng Xuân Khánh bộc bạch.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Phú Yên tăng cường phòng chống hạn hán, thiếu nước

Tỉnh Phú Yên yêu cầu các địa phương xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra thiếu nước để cảnh báo người dân tổ chức sản xuất, không để thiếu nước sinh hoạt.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm