| Hotline: 0983.970.780

Vượt lên bệnh tật, nuôi gà sao lãi hàng trăm triệu đông mỗi năm

Thứ Tư 04/04/2018 , 13:30 (GMT+7)

Đó là trại gà sao của anh Trịnh Văn Dũng ở xóm 1, xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng (Hà Nam) mỗi năm cho thu lãi hơn 300 triệu đồng.

10-25-45_nh_1
Anh Trịnh Văn Dũng bên chuồng nuôi gà sao

Dẫn chúng tôi tham quan trang trại, anh Dũng kể, năm 2004 sau lần bị tai nạn giao thông làm anh liệt nửa người. Sau khi xuất viện anh chỉ có thể làm được một vài việc vặt. Thương vợ con vất vả, anh Dũng luôn suy nghĩ phải tìm một việc gì đó, phù hợp với hoàn cảnh của mình để phần nào bớt đi gánh nặng cho gia đình.

Đầu năm 2018, một lần tình cờ đọc trên báo có mô hình chăn nuôi gà sao cho thu nhập cao, anh Dũng bàn bạc với vợ mua hơn 50 con về nuôi thử.

Thời gian đầu khi mới bắt tay vào nuôi anh gặp vô vàn khó khăn, vì chưa biết cách chăm sóc, chưa tìm được phương pháp nuôi hiệu quả. Những ngày thời tiết thay đổi đột ngột, khiến gà không kịp thích nghi, cả đàn chết đến quá nửa. Khi có gà bán thì lại không tìm được đầu ra.

Tuy thất bại, nhưng anh Dũng vẫn không nản chí. Với bản tính chịu thương, chị khó của nông dân, anh lại tiếp tục mày mò, nghiên cứu, vừa nuôi, vừa học hỏi qua sách vở, thậm chí học qua những chuyến đi giao gà cho khách hàng... Đến nay trại của anh luôn duy trì hơn 3.000 con gà sao trưởng thành.

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi, anh Dũng cho biết, từ khi thả nuôi đến khi bán chỉ từ 4 đến 5 tháng. Thức ăn cho chúng là ngô, thóc, cơm nguội... Ngoài ra còn có thể cho ăn thêm rau, cỏ, cám. Sau 4 tháng nuôi, gà sao có trọng lượng 1,5 - 2kg/con và bắt đầu sinh sản.

Cũng theo anh Dũng, gà sao dễ nuôi song lại là loài động vật không ưa độ ẩm cao, chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng, tránh nắng nóng và ẩm ướt... Chuồng trải vỏ trấu, vừa để tận dụng chất thải của gà để ủ làm phân bón, vừa đảm bảo được yếu tố môi trường.

"Năm vừa rồi, từ tháng 6 âm lịch gia đình tôi nuôi hơn 3.000 con gà sao giống. Đến tháng 12 âm lịch thì thu được hơn 5 tấn gà thương phẩm. Với giá bán dao động từ 100.000 - 110.000 đồng/kg, sau khi trừ hết chi phí, còn lãi trên 300 triệu", anh Dũng chia sẻ.

Để tăng thêm thu nhập cho gia đình, ngoài nuôi gà thương phẩm anh Dũng còn đầu tư máy móc thiết bị ấp con giống để bán cho bà con trong vùng. Hiện trại của anh không chỉ xuất đi thị trường Hà Nội mà còn là địa chỉ cung cấp nguồn hàng uy tín cho nhiều nhà hàng, khách sạn ở Hà Nam và các tỉnh lân cận.

Bên cạnh nuôi gà sao, anh Dũng còn nuôi hàng trăm con chim trĩ đỏ,  gà tre, gà Đại cát... và đầu tư cải tạo hơn 400m2 ao nuôi ba ba.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm