| Hotline: 0983.970.780

Xã 600 ngựa bạch

Thứ Ba 28/09/2010 , 16:18 (GMT+7)

Nếu bán ngựa bạch bằng cách nấu cao thì thu nhập sẽ tăng thêm từ 10-15 triệu/con.

Quan niệm “ngựa bạch - sạch cửa nhà” đã khiến cho giống bạch mã bao đời bị người dân Phẩm Giàng (xã Dương Thành, huyện Phú Bình, Thái Nguyên) xa lánh và coi đó là con vật gắn liền với vận hạn đen đủi. Vậy mà giờ đây, ngựa bạch lại trở thành loài vật quan trọng.

Đầu năm 2000, ông Dương Văn Đoàn rước một “nàng” ngựa bạch về nuôi. Dân trong vùng xa lánh, phụ nữ đi chợ buổi sớm gặp ngựa bạch thì quay về vì sợ vía nó đen lắm, sẽ làm ế hàng. Liền tù tỳ trong cả chục năm qua, mỗi năm con ngựa của ông Đoàn đẻ ra một ngựa con. Mỗi con ngựa bạch con, ông Đoàn bán được trên 20 triệu đồng. Một vài hộ dân lân la tìm hỏi kinh nghiệm nuôi, ông Đoàn chẳng hề dấu giếm, bày hết cách.

Có thêm nhiều hộ nuôi ngựa bạch nhưng người dân vẫn nghi ngờ bởi khả năng sinh sản, sinh tồn của loài vật này rất thấp. Mất một thời gian trồi sụt, đến năm 2008, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi đã tập hợp các hộ dân để thành lập Hội Chăn nuôi ngựa bạch, hỗ trợ về mặt kỹ thuật chăn nuôi cho các gia đình. Ngày đầu thành lập, Hội có 38 hội viên với số lượng trên 100 ngựa. Vì nuôi được con ngựa cái đẻ tốt nên ông Đoàn được bầu là hội trưởng.

Ông Đoàn cho biết, giờ đây người dân đã làm rất tốt kỹ thuật chăn nuôi ngựa bạch, “Người ta chủ động kỹ thuật nên nuôi chúng như nuôi trâu, nuôi bò vậy”. Chúng cũng ăn đủ thứ cỏ, cám. Điều cần lưu ý là khi tậu giống, phải mua đúng ngựa bạch. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là da, lông, mắt, chân màu hồng; con ngươi của mắt ngựa bạch bao giờ cũng tròn vào buổi sáng sớm và buổi tối nhưng cả ngày thì lại méo xệch. Nếu chọn ngựa nái thì nên chọn con có mông to, tam sơn thấp, cổ cò. Nên chọn kỹ khoang khoáy để tránh ngựa phản chủ, chết yểu, nghẹn nước...

Ngựa bạch hay mắc một số bệnh thông thường như tụ huyết trùng, siêu mao trùng, ký sinh trùng máu. Khi nuôi ngựa nái phải tính được thời gian mang thai, dấu hiệu cắn ổ để kịp thời đỡ đẻ, chọc ối, truyền nước, tiêm kích thích đẻ, tiêm kháng sinh, tiêm phòng vacxin...Một ngựa bạch giống (6 đến 7 tháng sau sinh) có giá từ 20-30 triệu đồng. Ngựa một năm rưỡi tuổi trở lên là có thể xuất chuồng với giá 50 đến 70 triệu đồng/con. Nhẩm tính, nếu nuôi một ngựa cái lấy giống thì mỗi năm “bỏ túi” được trên 20 triệu. Nếu nuôi ngựa thịt thì mỗi tháng cũng được đôi ba triệu/con.

Dù đã 64 tuổi nhưng ông Dương Quang Bách vẫn nuôi 6 ngựa thịt. Ông khoe, tháng 12/2009, ông mua 2 ngựa non với giá 40 triệu, ông vừa bán được 70 triệu. Vậy là chỉ sau 8 tháng nuôi 2 con ngựa, ông đã để ra được 30 chục triệu. Nuôi bán ngựa giống và ngựa hơi mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt nhưng việc nấu cao ngựa bạch còn cho thu nhập cao hơn hẳn. Tuy nhiên, không phải ai cũng tìm được mối hàng.

Nói về những khó khăn của nghề, thủ quỹ Hội Chăn nuôi ngựa bạch là ông Dương Quốc Mạnh cho biết, hội viên chăn nuôi ngựa bạch đang gặp phải khó khăn về vốn đầu tư để mở rộng quy mô chăn nuôi. Mặt khác, đầu ra cho sản phẩm hiện nay vẫn còn mang tính tự phát, trôi nổi, chưa có định hướng và được bảo hộ về sản phẩm cao ngựa bạch dù nhu cầu thị trường là rất lớn.
Ông Đào Văn Thặng (Hội phó Hội Chăn nuôi ngựa bạch) cho biết, gia đình ông hiện có 6 con ngựa đã đến thời kỳ xuất chuồng nhưng ông chưa chịu bán. Lý do, ông đang tìm mối để nấu cao bán. Theo ông Thặng, nếu bán bằng cách nấu cao thì thu nhập sẽ tăng thêm từ 10-15 triệu/con. Hội nuôi ngựa bạch ở xóm Phẩm “nể” nhất đẳng cấp rao bán ngựa bạch nấu cao của Hội trưởng Dương Văn Đoàn. Ông Đoàn thường mang ngựa đến các vị trí trung tâm phố phường để mổ thịt. Khi khách hàng được tận mắt chứng kiến ngựa bạch “xịn” thì sẽ rất dễ bán.

Ông Đoàn cả quyết, vào dịp đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, ông sẽ mang 10 ngựa bạch xuống mổ thịt nấu cao tại 10 chợ của Thủ đô. Hiện nay, Hội Chăn nuôi ngựa bạch tại xóm Phẩm có 45 hội viên với trên 200 ngựa. Cùng với những người chưa tham gia hội thì tổng đàn ngựa bạch của xã Dương Thành phải lên tới gần 600 con. Hội có trách nhiệm hỗ trợ hội viên về mặt kỹ thuật, hỗ trợ kinh phí khi ngựa của hội viên bị ốm hoặc chết; cung ứng giống cũng như tìm thị trường đầu ra.

Các hội viên còn tình nguyện tham gia góp phường để tăng nguồn vốn đầu tư ban đầu (mua ngựa giống) cho các hội viên mới. Theo đó, mỗi tháng, một hội viên sẽ góp 500 ngàn đồng vào phường nuôi ngựa bạch. Ông Dương Xuân Trường (phụ trách đội trung chuyển của hội) cho biết, mỗi tháng, đội trung chuyển phải chịu trách nhiệm tìm mua được gần 100 ngựa giống mang về cung ứng cho hội viên. Tương tự, đội này cũng phải vận chuyển gần 100 ngựa mang đi bán khắp nơi.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất