| Hotline: 0983.970.780

Xã buông lỏng!

Thứ Năm 28/03/2013 , 09:36 (GMT+7)

Trong vòng mấy năm lại đây người chăn nuôi xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) thường xuyên phải đối mặt với đủ các loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.

Trong vòng mấy năm lại đây người chăn nuôi xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) thường xuyên phải đối mặt với đủ các loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Đặc biệt, các năm 2008 và 2013 bà con phải gánh chịu hậu quả nặng nề của dịch tai xanh khiến nông dân nghèo thêm điêu đứng.

Vì đâu nên nỗi?

Để tìm hiểu nguyên nhân khách quan, chủ quan vì đâu mà dịch bệnh tai xanh lại liên tiếp hoành hành ở Cẩm Bình, PV có cuộc khảo sát, mắt thấy tai nghe và xin được đưa ra một số dẫn chứng như sau: Trước hết phải nói công tác vệ sinh môi trường ở đây quá cẩu thả, từ xử lý rác thải, vệ sinh chăn nuôi chuồng trại đến việc giao thương trên địa bàn.

Hôm chúng tôi đến, trên con đường trục chính dẫn vào trung tâm xã, ngay bên lề đường vào cổng chào là rác thải được đóng vào các loại bao tải chất thành đống lấn ra cả mặt đường, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Đến hệ thống lò mổ do UBND xã đứng ra thành lập rồi giao khoán cho cá nhân nhận thầu hành nghề giết mổ lợn, tất cả đều không đảm bảo an toàn. Xung quanh khu vực lò mổ chỉ có vài gian nhà cấp 4 tuềnh toàng, rách nát bẩn thỉu, hôi hám, đường vào lò mổ thường xuyên ngập nước lầy lội, cảnh hoang phế như không ai đặt chân tới; riêng hệ thống nước thải sau khi giết mổ toàn bộ đều được đẩy ra các ao hồ xung quanh.


Rác thải vứt bừa bãi ngay trên đường vào trung tâm xã

Rời khu vực giết mổ chúng tôi trở lại thôn Đông Trung, nơi dịch lợn tai xanh đang hoành hành. Dịch xảy ra từ giữa tháng 3, đến nay đàn lợn vẫn chết dần, chết mòn; tứ phía nồng nặc mùi hôi thối từ các chuồng trại chăn nuôi lợn. Bởi hầu hết các gia đình không được làm chuồng trại khép kín, không có hệ thống Bioga.

Trưởng thôn Đông Trung dẫn chúng tôi ra xem các hố chôn lợn vừa qua thì hầu hết các hố chôn lấp hàng chục tấn lợn chết đều nằm ngay cạnh bờ sông, đầu nguồn nước. Nguồn nước này sẽ chảy từ thôn Đông Trung về Bắc Tiến và 7 thôn nữa trong xã, rồi đến các xã Thạch Thắng, Thạch Hội… của huyện Thạch Hà.

Cẩm Bình là nơi phát triển nghề chăn nuôi lợn nhiều nhất cả huyện nhưng theo cảm nhận của chúng tôi thì công tác phòng dịch bị buông lỏng. Công tác tiêm phòng kém trong khi nhiều hộ nhập lợn giống từ nơi khác về không qua kiểm dịch, các phương tiện chở lợn vào ra không được kiểm soát, đó là những yếu tố khiến dịch tai xanh bùng phát.


Xe đông lạnh ra vào vùng dịch nhưng không bị kiểm tra. Phải chăng xe chở lợn dịch đi tiêu thụ?

Chủ tịch xã né tránh PV

+ Năm 2008 dịch tai xanh bùng phát khiến hàng ngàn con lợn ở xã Cẩm Bình mắc bệnh phải tiêu hủy, lượng lợn phải chôn lấp lên tới gần 40 tấn. Đến đợt dịch năm 2013 này, hơn 400 con lợn của thôn Đông Trung và Bắc Tiến, xã Cẩm Bình đã lâm bệnh; trong đó có gần 300 con phải tiêu hủy, thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

+ Một nguồn tin từ người dân xã Cẩm Bình cho hay, mặc dù đang vào thời điểm dịch bùng phát nhanh, nguy cơ lan rộng đến các vùng khác cao nhưng UBND xã Cẩm Bình vẫn chưa quyết liệt triển khai các biện pháp ngăn chặn. Lợn dịch có nguy cơ bị tuồn ra ngoài bởi trên địa bàn xã có nhiều đường ra vào nhưng chỉ lập duy nhất một chốt kiểm dịch và lúc trực lúc không.

Rời vùng dịch lúc hơn 11h trưa, chúng tôi đến trụ sở UBND xã để gặp cho được Chủ tịch xã Nguyễn Văn Hải để tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp dập dịch. Ban đầu gặp, ông Hải có vẻ xởi lởi, nhưng khi chúng tôi thông báo, đoàn vừa mới ở vùng dịch ra, chưa kịp ngồi thì ông đã dắt tay tôi sang giao cho PCT UBND xã ở phòng bên cạnh và bảo: "Các anh nhà báo cần làm việc gì đó, đồng chí làm với họ". Vừa dứt lời thì ông Hải liền đóng cửa phòng lại rồi lên xe phóng đi.

Được biết, ngoài chúng tôi ra, trước đó một nhóm PV báo Hà Tĩnh, sau khi đi từ vùng dịch trở về ghé vào UBND xã, khi nói đến chuyện dịch tai xanh đang xảy ra thì ông Hải liền nổi nóng, quát nạt PV.

"Tôi thật không thể hiểu nổi sự thờ ơ và thiếu trách nhiệm của ông Chủ tịch xã Cẩm Bình. Trong lúc nước sôi lửa bỏng này đáng ra ông phải cùng chia sẻ với bà con, cùng phối hợp với báo chí tuyên truyền dập dịch thì ông lại có ý "giấu dịch" và dọa nạt PV. Nếu với cách hành xử như trên thì dịch tai xanh ở Cẩm Bình còn kéo dài dài", PV báo Hà Tĩnh bức xúc.

Tại cuộc họp bàn về đề án sản xuất vụ hè thu vừa qua, ông Lê Đình Sơn, PCT UBND tỉnh Hà Tĩnh nói, phải ngăn chặn, dập dịch tai xanh ở Cẩm Bình cho bằng được, cần thiết phải làm quy trình để công bố dịch. Thế nhưng theo quan sát của chúng tôi thì dường như ông Chủ tịch xã Cẩm Bình đang "xem nhẹ" chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất