| Hotline: 0983.970.780

Xã có gần 200 người chết vì ung thư

Thứ Sáu 16/11/2012 , 08:35 (GMT+7)

Căn bệnh ung thư quái ác đã đẩy người dân xã Phong Sơn (huyện Phong Điền, TT-Huế) phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ khi trong hơn 10 năm qua đã có hàng trăm người mắc bệnh tử vong.

Căn bệnh ung thư quái ác đã đẩy người dân xã Phong Sơn (huyện Phong Điền, TT-Huế) phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ khi trong hơn 10 năm qua đã có hàng trăm người mắc bệnh tử vong.

>> ''Làng chết'' dưới chân Ngàn Nưa
>> Nơi “thần chết” chực chờ gõ cửa
>> Nghệ An: Đâu cũng thấy căn bệnh nan y!
>> Bình Định có một làng... tử thần!

Nỗi đau hậu thế

Ông Nguyễn Bá Hùng - Chủ tịch UBND xã Phong Sơn cho biết, theo thống kê sơ bộ từ khoảng năm 1990 đến nay đã có gần 200 người dân trong xã bị chết do bệnh ung thư. Chỉ tính riêng năm 2011 đến cuối năm nay có gần 10 trường hợp. Những năm trước, độ tuổi người bị mắc bệnh ung thư khoảng 40-50, đến nay độ tuổi này càng trẻ hóa, có người mới 20 tuổi đầu đã mắc bệnh như trường hợp anh Nguyễn Đình Tam ở thôn Tứ Chánh. Các bệnh thường mắc là ung thư gan, phổi, thực quản… Nhìn chung cả người dân và xã rất hoang mang lo lắng trước thực trạng trên nhưng nguyên nhân vẫn chưa xác định được bởi cần sự vào cuộc của các cơ quan chuyên môn.

Phong Sơn có 2.035 hộ dân với gần 12.000 nhân khẩu. Đời sống người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp, từ năm 2006 một số ít hộ dân mới có trồng rừng. Theo người dân ở Phong Sơn, những người mắc ung thư tập trung chủ yếu ở các thôn Tứ Chánh, Phe Tư, Cổ Bi 2. Đặc biệt ở vùng thấp trũng, chưa có nguồn nước máy sử dụng như thôn Tứ Chánh mật độ người dân mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất xã. Bà Nguyễn Thị Hồng (thôn Tứ Chánh) cho biết: “Sau ngày giải phóng bà con được trở về vùng đất cũ Phong Sơn khai hoang phục hóa, từ đó đến nay, chúng tôi sinh sống chủ yếu sử dụng nguồn nước tự chảy nên ngày càng có nhiều người mắc bệnh ung thư, rất lo lắng.

Nhiều gia đình cả hai cha con đều bị như hộ ông Hoàng Công Hiền và Hoàng Công Hiếu, mất cách đây mấy năm. Nhiều gia đình vì chạy chữa mà khánh kiệt kinh tế, trở thành hộ nghèo”. Riêng gia đình bà Hồng năm 2012 cũng có chồng là ông Nguyễn Khang (52 tuổi) chết vì ung thư gan, để lại 6 người con nheo nhóc! Đến nay bà Hồng phải tần tảo dựa vào mấy sào ruộng nuôi đàn con.

Nỗi đau dai dẳng của căn bệnh ung thư quái ác đã cướp đi nhiều sinh mạng người dân xã Phong Sơn như trường hợp gia đình anh Hoàng Ngọc Hùng (thôn Cổ Bi 2), vợ anh là chị Nguyễn Hoàng Lan bị bệnh ung thư gan chết khi tuổi đời còn rất trẻ, để lại cho anh 3 người con.


Bà Giáp Thị Diệp (thôn Cổ Bi 2) nuôi 3 đứa cháu nhỏ khi con gái mình là chị Nguyễn Hoàng Lan mắc bệnh ung thu chết thì tuổi đời còn rất trẻ

Khi chị Lan mất, đứa con út Hoàng Ngọc Huy Hoàng đang còn ẵm ngửa. Vì kế sinh nhai, anh Hùng phải bỏ xứ làm ăn, để lại con cho bà ngoại là Giáp Thị Diệp nuôi nấng.  Đã gần 2 năm trôi qua, nỗi đau vẫn chưa nguôi trên đôi mắt già nua của người mẹ, nhắc đến chuyện đau buồn của con gái, bà Diệp nức nở: “Nó (chị Lan - PV) lấy chồng rồi sinh con, khi sinh đứa con út được mấy tháng thì ngả bệnh, gia đình đem đi chạy chữa khắp nơi, của nả trong nhà đều mang đi bán cả. Đến khi khánh kiệt, trong nhà không còn gạo mà ăn thì đành phải đem về nhà chờ chết. Không biết nguyên nhân từ mô mà người dân trong xã bị bệnh rất nhiều, đến nay gia đình chúng tôi vẫn chưa hết hoang mang đau buồn”.

“Vành đai trắng”

Ông Nguyễn Bá Hùng - Chủ tịch UBND xã Phong Sơn cho hay: “Phong Sơn trước đây là vùng vành đai trắng, năm 1966, đế quốc Mỹ dồn dân lập ấp, vùng đất Phong Sơn, trên các triền đồi đều bị rải chất phát quang, cây rừng rụng lá, chết sạch. Bằng chứng là đến nay ở vùng đồi Khe Mạ còn có hơn chục thùng phuy chứa hóa chất mà Mỹ sử dụng để khai quang vùng đất này còn sót lại. Những năm trước, tỉnh đội đã có lên khảo sát. Dù nhiều năm trôi qua, hóa chất đã thấm vào lòng đất, nhưng khi đi qua vùng Khe Mạ mùi vẫn còn nồng nặc, người đi qua cay mắt và khó thở.


Phong Sơn trước đây là vùng vành đai trắng, đế quốc Mỹ sử dụng hóa chất
 để khai quang

“Những người dân tiên phong trở lại Phong Sơn khai hoang phục hóa là những người mở đầu để làm xanh lại “vùng đất chết”. Trước thực trạng người dân bị mắc bệnh ung thu hàng loạt trong khi nguyên nhân vẫn chưa xác định được, chính quyền địa phương thiết tha đề nghị các cơ quan chuyên môn vào cuộc để có kết luận rõ ràng, nhằm có những khuyến cáo hữu ích cho họ” - ông Nguyễn Bá Hùng - Chủ tịch UBND xã Phong Sơn, nói.

Sau ngày giải phóng năm 1975, người dân được đưa lên khai hoang phục hóa “vùng đất chết”. Trước khi có nước máy ở một số thôn, nguồn nước người dân sử dụng chủ yếu là nước tự chảy dẫn từ Khe Mạ. Về chuyên môn, xã không đủ cơ sở để khẳng định nguồn nước trên địa bàn bị nhiễm hóa chất hay không.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của địa phương, ở những vùng thấp trũng như thôn Tứ Chánh, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư cũng như các bệnh liên quan đến đường ruột, tiết niệu rất cao”. Ông Hùng cho biết thêm: “Trước thực trạng nhiều người dân trong thôn nhiễm bệnh, chúng tôi đã kiến nghị nhiều nơi. Những năm trước, Sở KH&CN cùng Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường TT-Huế có về lấy mẫu nước để kiểm tra, họ không có kết luận chính thức nào mà chỉ nói là nguồn nước trên địa bàn không hợp vệ sinh".

Trao đổi với chúng tôi, Bác sỹ Hoàng Du - Trạm trưởng Trạm y tế xã Phong Sơn, cho biết: “Về góc độ chuyên môn mà nói thì từ trước đến nay vẫn chưa có cuộc nghiên cứu nào về nguyên nhân dẫn tới bệnh ung thư của người dân trên địa bàn xã cả. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, trước đây Phong Sơn là vùng đất trong chiến tranh Mỹ sử dụng nhiều hóa chất để khai quang, các hóa chất đã thấm vào trong lòng đất. Thứ nữa, đây là vùng sản xuất nông nghiệp, một số ít trồng cây công nghiệp, ở những vùng đất cao, người dân sử dụng phân phón, hóa chất cũng ảnh hưởng tới mạch nước ngầm…”.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm