| Hotline: 0983.970.780

Xã "Hàn Quốc"

Thứ Năm 28/02/2013 , 10:16 (GMT+7)

Xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh như một "thành phố" thu nhỏ, bởi nơi đây có số lượng người đi xuất khẩu lớn nhất cả nước.

Xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh như một "thành phố" thu nhỏ, bởi nơi đây có số lượng người đi xuất khẩu lớn nhất cả nước. Trong khi nhiều xã khác vẫn chưa thoát ra cảnh nghèo đói quanh năm thì Cương Gián vẫn cứ "thay da đổi thịt" từng ngày.

Chỉ cách đây hơn chục năm, Cương Gián chỉ là một xã nghèo, đời sống của bà con chỉ quanh quẩn với ruộng đồng và bám biển mưu sinh. Năm 1988, những chàng trai to khoẻ của xóm vạn chài Ngư Tịnh quyết tâm rời xa quê hương sang Hàn Quốc làm nghề đánh bắt xa bờ. Sau nhiều năm lăn lội bên xứ người, họ không chỉ trả được nợ ngân hàng mà còn tích góp được rất nhiều tiền bạc gửi về.

Nói đến sự giàu có của Cương Gián, không ai lại không biết nhà tỉ phú Hoàng Đức Thanh ở xóm Tân Thượng. Cuộc sống bám biển mưu sinh bữa đói bữa no khiến ông Thanh đi đến một quyết định liễu lĩnh vay ngân hàng hàng trăm triệu đồng cho đứa con thứ đi Hàn Quốc. Sau vài năm, thấy bên ấy làm ăn phát tài, ông liền đầu tư vay vốn cho các con cháu tiếp tục xuất cảnh.


Nhà cao tầng không hiếm ở Cương Gián

Cho đến tận bây giờ, có thể nói gia đình ông Thanh đã thiết lập một "kỷ lục" khi có đến gần 25 người gồm con, cháu, dâu, rể... đang làm việc tại xứ Hàn; nhiều người trở thành đại gia, với số vốn "khổng lồ". Nhìn ngôi nhà cao tầng mọc lên sau luỹ tre làng, bên trong với nội thất "khủng", bản thân ông cũng không dám tin gia đình mình có ngày hôm nay.

Vài năm trở lại đây, người người, nhà nhà ở Cương Gián đều thi nhau đi XKLĐ. Với lợi thế của dân biển là có nghề đánh bắt hải sản, lao động khỏe mạnh, cần cù, chất phác nên xã đã đưa ra kế sách XKLĐ và đã đạt được bước đột phá nhờ chính sách này.

Ông Hoàng Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Cương Gián cho biết: Xã có khoảng 14.000 dân đã có tới 2.500 người xuất ngoại, mỗi nhà bình quân có từ 2 - 3 người, đặc biệt có những gia đình 9 - 10 người làm việc bên nước bạn. Nguồn lợi từ XKLĐ đem lại là rất lớn, chỉ tính riêng thị trường Malayxia và Đài Loan trong năm 2011 tiền gửi tín dụng của XKLĐ đã đạt con số gần 35 tỷ đồng; mỗi năm người dân đem về khoảng 70 - 80 tỷ đồng; khi có vốn người dân đầu tư chủ yếu vào việc xây nhà, mở rộng kinh doanh buôn bán. Điều đó lý giải vì sao xã Cương Gián giống như "phố” và "chỉ tiêu tiền đô".

Dù tồn tại những bất cập trong quá trình đi lên đô thị hoá, nhưng có một điều khẳng định rằng, Cương Gián đang trở thành "con rồng" của huyện Nghi Xuân và của tỉnh Hà Tĩnh về tốc độ phát triển kinh tế. Đây là một mô hình thu nhỏ để nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước học tập, để đưa quê hương mình trở thành "làng trong phố" như Cương Gián.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Sôi động mùa cá cơm

Ngư dân bãi ngang tỉnh Quảng Bình trúng đậm mùa cá cơm, cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi chuyến ra khơi.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất