| Hotline: 0983.970.780

Xã miền núi nuôi ong thoát nghèo

Thứ Ba 14/12/2010 , 09:57 (GMT+7)

Ưu điểm của nghề này là vốn đầu tư ban đầu ít. Nếu chăm sóc tốt thì đàn ong sẽ cho năng suất cao.

Xã Trường Xuân (huyện Quảng Ninh - Quảng Bình) có 585 hộ dân (trong đó gần 180 hộ đồng bào dân tộc Vân Kiều). Người dân trong xã có nguồn thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế vườn đồi, vườn rừng, kết hợp với chăn nuôi nhưng chỉ với quy mô nhỏ, nên cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn.

Trước đây, ở vùng miền núi này, cũng có vài hộ dân lấy ong rừng về nuôi theo kiểu truyền thống nên chưa đạt hiệu quả cao. Theo ông Trần Văn Anh - Chủ tịch UBND xã thì trên cơ sở các hộ nuôi ong truyền thống, địa phương đã phối hợp cùng Quỹ Phát triển nông thôn và giảm nghèo huyện Quảng Ninh thành lập câu lạc bộ (CLB) nuôi ong gồm 7 hội viên, với tổng số đàn ong ban đầu là 13 đàn. Các hội viên được tập huấn kỹ thuật nuôi ong như quy trình chăm sóc, tách đàn, quay mật...

Sau một năm thực hiện, CLB nuôi ong xã Trường Xuân đã thu hút khá nhiều hội viên tham gia và cũng là nơi để mọi người trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật, đàn giống nhằm giúp nhau tăng thu nhập, ổn định đời sống. Đến nay, CLB đã có 58 hội viên sinh hoạt và phát triển được 420 đàn ong. Tính đến cuối tháng 10/2010 các hội viên đã thu hoạch được gần 2,7 tấn mật ong trị giá khoảng 400 triệu đồng. Nhiều hộ gia đình phát triển khá mạnh nghề nuôi ong như ông Trần Quốc Toản, bà Võ Thị Hoè (ở thôn Quyết Thắng); ông Nguyễn Ngọc Lãnh (thôn Kim Sen); ông Trần Văn Lam (thôn Rào Đá)... Những hộ gia đình này, bình quân hàng năm nuôi từ 25-40 đàn ong, cho thu hoạch từ 2-3 tạ mật, có thu nhập từ 20-25 triệu đồng.

(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Trang 18 Báo NNVN số 248 ra ngày 14/12/2010)

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

SƠN LA Dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’ hỗ trợ 34 hộ gia đình ở Mộc Châu cải tạo và tối ưu hóa 35.420m2 nhà màng, nhà kính.