| Hotline: 0983.970.780

Xã NTM thuần nông

Thứ Hai 25/11/2013 , 10:26 (GMT+7)

Từ những cánh đồng cho thu nhập 130 - 140 triệu/ha/năm, chính quyền và nhân dân xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) đã có nguồn lực mạnh để hoàn thành 19 tiêu chí NTM trong năm 2013.

Từ những cánh đồng cho thu nhập 130 - 140 triệu/ha/năm, chính quyền và nhân dân xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) đã có nguồn lực mạnh để hoàn thành 19 tiêu chí NTM trong năm 2013.

Quy hoạch bài bản

Hệ thống đường giao thông của Khánh Thành giống như bàn cờ. Mọi con đường đều thẳng như thước kẻ, không hề có đoạn cong, cổ méo. Nhà cửa trong khu dân cư được kiến thiết theo từng dãy dọc bên đường, bao quanh những cánh đồng phẳng lì xanh mướt mát.

Đứng ngắm cảnh cùng tôi trên đỉnh cột nhà máy nước sạch cao khoảng 60 m, ông Phạm Văn Dân, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Khánh Thành, hồ hởi: Để có một khung cảnh làng quê đẹp như hôm nay là sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân qua nhiều giai đoạn, đặc biệt từ năm 2010 đến nay, khi Nhà nước và nhân dân cùng chung tay xây dựng NTM.


Quang cảnh xã NTM Khánh Thành nhìn từ trên cao

Theo điều tra, khảo sát năm 2010, Khánh Thành mới chỉ đạt 7 tiêu chí NTM, trong đó có 2 tiêu chí định tính (hệ thống chính trị, an ninh trật tự xã hội) và 5 tiêu chí định lượng (điện, trường học, bưu điện, hình thức tổ chức sản xuất, y tế). Nhưng, sau gần 3 năm triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM, xã cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí và đang hoàn thiện hồ sơ để thẩm định xã NTM.

Đồng ruộng thành "máy ATM"

Ông Dân cho hay: Khánh Thành là xã thuần nông, công nghiệp, dịch vụ gần như không có điều kiện phát triển. Do đó, muốn xây dựng NTM thì trước tiên phải làm cho ruộng đồng trở thành “máy ATM”. Người nông dân quê tôi tự hào vì xây dựng thành công những cánh đồng 130 - 140 triệu đồng/ha.

Thuận lợi của Khánh Thành là có diện tích đất nông nghiệp lớn (gần 523 ha), trong đó đất trồng lúa hơn 460 ha, đồng đất bằng phẳng (chênh lệch giữa điểm cao nhất và thấp nhất chỉ khoảng 50 cm) và tập trung nên dễ dàng thực hiện dồn điền đổi thửa (DĐĐT). Xã đã 2 lần thực hiện DĐĐT. Từ năm 1993, số thửa đất/hộ trung bình là 4,46 thửa/ hộ. Đến năm 2003, tiếp tục dồn lại còn 1,86 thửa/hộ. Năm 2012, bình quân số thửa/hộ chỉ còn 1,2 thửa.

Ở xã Khánh Thành có một điểm khác là, đối với các hộ gia đình chính sách được ưu tiên ruộng gần, dễ canh tác thì có thể vẫn giữ nguyên hiện trạng, thực hiện đúng chế độ chính sách như năm 1993. Mặt khác, chúng tôi tạo điều kiện cho con em lấy chồng trong xã có thể chuyển từ xóm nọ sang xóm kia bằng cách hoán đổi đất 5% để xê dịch cho gần đồng ruộng; khuyến khích các thành viên trong gia đình dồn đất chung vào một khu để vừa tiện canh tác, vừa mang tính cộng đồng, gắn kết gia đình.

DĐĐT phải đi kèm với chỉnh trang đồng ruộng. Do đó, xã Khánh Thành đề ra chính sách mỗi hộ phải cắt 5 m2 đất/sào một sào để làm đường giao thông và kênh mương nội đồng. Nhân dân ai cũng nhiệt tình hưởng ứng.

“Cái lợi của DĐĐT là tạo ra ô thửa lớn để dễ canh tác, giảm được công đi lại, cũng là tiền đề để đưa cơ giới hoá vào sản xuất. Riêng năm ngoái, tỷ lệ sử dụng máy gặt đập liên hợp đã đạt 50%, sang năm sau, dự tính, số diện tích sử dụng máy gặt đập liên hợp sẽ tăng mạnh do đã hoàn thành được DĐĐT. Nếu thuê gặt bằng tay bây giờ phải mất 180.000 - 200.000 đồng/sào. Nhưng đưa máy móc vào thì chỉ khoảng mất 120.000 - 130.000 đồng/sào. Đó cũng là biện pháp để tăng thu nhập cho người dân”, ông Dân chia sẻ.

Những năm qua, xã Khánh Thành đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ để tăng hệ số quay vòng đất. Trên đồng ruộng, diện tích gieo cấy các giống lúa thuần có giá trị kinh tế cao như LT2, QR1, DT11, Bắc Thơm 7… chiếm 95%, còn lại là các dòng lúa lai và lúa nếp. Năng suất lúa hằng năm dao động trong khoảng 128 - 140 tạ/ha. Bên cạnh đó, vụ đông ở Khánh Thành thường xuyên làm được từ 70 - 80%, trở thành vụ sản xuất chính.

Những cây trồng có giá trị kinh tế cao như cây dưa bao tử, cây cà chua nhót, bí xanh, ngô ngọt,… cho thu nhập từ 15 -17 triệu đồng/vụ/sào. Đặc biệt, nông dân xã Khánh Thành đã thành lập tổ hợp tác (67 hộ), làm nông nghiệp từ vườn ra ruộng trồng cây mướp đắng, cải bắp, bí xanh, dưa, bí ngô… hiệu quả kinh tế rất cao.

Bên cạnh phát triển trồng trọt, chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản ở Khánh Thành cũng đang phát triển theo hướng sản xuất tập trung, quy mô lớn. Kinh tế trang trại, gia trại phát triển sôi động, góp phần tăng nguồn thu đáng kể cho người dân.

Trước khi xây dựng NTM, thu nhập bình quân của xã Khánh Thành khoảng 13,6 triệu đồng/người/năm, nhưng đến năm 2012 đã tăng lên 24,6 triệu đồng. Hết năm nay phấn đấu đạt mốc 26 triệu đồng/người/năm.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm