| Hotline: 0983.970.780

Xã… vỡ nợ

Thứ Ba 29/06/2010 , 14:02 (GMT+7)

Toàn xã Phú Xuân (huyện Phú Vang, tỉnh TT- Huế) có gần 200 ha tôm bị dịch bệnh với mức độ chết gần như 100% đã đẩy hàng trăm hộ dân vào cảnh nợ nần chồng chất.

Toàn xã Phú Xuân (huyện Phú Vang, tỉnh TT- Huế) có gần 200 ha tôm bị dịch bệnh với mức độ chết gần như 100% đã đẩy hàng trăm hộ dân vào cảnh nợ nần chồng chất.

Các thôn Quảng Xuyên, Ba Lăng, Xuân Ổ, Diên Đại…của xã Phú Xuân trước kia được biết đến như một trong những vùng trọng điểm nuôi tôm của tỉnh TT- Huế. Con tôm đã mang lại khấm khá cho hàng nghìn hộ dân thì nay nó trở thành thảm hoạ. Vào thôn Quảng Xuyên, Ba Lăng…nhìn ra cánh đồng tôm vắng hoe không một bóng người, lều bạt, máy móc phơi mưa phơi nắng không ai đoái hoài. Dẫn chúng tôi ra xem 3 hồ tôm hơn 15.000m2 đã chết sạch, anh Võ Văn Khai thẫn thờ: “Tôm nuôi mới được 1 tháng thì xuất hiện dịch bệnh, lúc đầu không biết bệnh chi, mỗi ngày chỉ chết một vài con, miềng tưởng là sẽ qua được. Ai dè sau đó tôm chết hàng loạt, nổi đỏ cả hồ. Tui hoảng quá dùng hết biện pháp này đến biện pháp khác hòng cứu tôm nhưng vô vọng. Tôm còn nhỏ quá, vớt lên cũng chẳng ai mua, đành mang về nhà cho…lợn ăn”.

Vùng tôm xơ xác, vắng hoe bóng người, dân Quảng Xuyên không đoái hoài gì đến nuôi tôm nữa.

Vụ tôm năm nay, hộ anh Khai đã chi phí bình quân 1 hồ 5.000m2 cả giống, thức ăn, mương máng…hết 15 triệu đồng. Chỉ trong nháy mắt mất sạch vốn. Đến nay, tiền vay ngân hàng 50 triệu đồng vẫn chưa trả được đồng nào. “Tui hy vọng trúng  vụ này sẽ có tiền trả nợ, ai dè. Giờ có vốn cũng không ai dám nuôi nữa. Sắp tới vào Nam làm thuê kiếm sống thôi”- anh Khai nói như mếu. Nếu những năm trước, tôm chết xảy ra lẻ tẻ đối với những hồ nuôi đã được 45- 60 ngày tuổi, dịch bệnh diễn biến chậm nên còn có biện pháp để xử lý, năm nay dịch bệnh trên tôm lan nhanh, tôm chết vượt quá 80% diện tích ao hồ toàn xã.

Không chỉ gia đình anh Khai, mà hàng trăm hộ gia đình ở Phú Xuân đều rơi vào tình cảnh nợ trước chưa trả, nợ sau lại đòi, sạch vốn phải phiêu dạt đi làm thuê. Anh Đăng Văn Hiền, chủ nuôi tôm ở thôn Quảng Xuyên cho biết: “Năm 2008 tui bắt đầu nuôi tôm, mấy vụ đầu cũng thấy ổn nên tui đầu tư tiền xây cơ sở bán thức ăn, vật tự, nông cụ phục vụ nuôi tôm cho bà con. Vừa qua, vay ngân hàng 60 triệu đồng, đầu tư 3 hồ nuôi, mỗi hồ 5.000m2. Tôm mới hơn tháng đã bị chết, cả nhà tiếc quá ra hồ vớt mỗi kg bán được hơn chục ngàn đồng, sau thấy nản không buồn vớt tiếp. Giờ nhắc đến nuôi tôm là thấy nợ nần, mệt mỏi”. Hộ anh Hiền không chỉ điêu đứng vì tôm chết mà còn khốn đốn vì các hộ khác nợ tiền vật tự, thức ăn, chi phí nuôi tôm. “Thường thì cuối vụ tôm sau khi thu hoạch xong sẽ thanh toán mọi khoản nợ nần, giờ tôm chết, mình có đòi họ cũng không có mà trả”- anh Hiền nói.

Ông Dương Phúc, Phó phòng NN- PTNT huyện Phú Vang cho biết, tôm chết trên toàn xã đã gây thiệt hại khoảng 4 tỷ đồng. Vừa qua, bão số 9 gây thiệt hại nặng nề cho xã Phú Xuân. Vụ tôm vừa rồi, xã huy động nguồn ngân sách gần 1 tỷ đồng để cải tạo các công trình thuỷ lợi, nạo vét kênh mương, ao hồ phục vụ nuôi tôm, đến nay xem như mất trắng. Có lẽ, chưa bao giờ vùng trọng điểm tôm Phú Xuân đạt đến một con số nợ kỷ lục như thế. Trong hơn 650 hộ nuôi tôm trên toàn xã, với tổng số nợ gần 50 tỷ đồng thì hộ nợ thấp nhất cũng 50 triệu, cao nhất 300-400 triệu đồng hỏi bao giờ trả cho xong.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm