| Hotline: 0983.970.780

Xăng tăng giá, đắt nhất từ trước tới nay

Thứ Năm 18/07/2013 , 09:15 (GMT+7)

Với lần tăng tối 17/7, giá xăng RON 92 lên 24.570 đồng một lít, cao hơn kỷ lục lập cuối tháng 3, RON 95 lần đầu tiên vượt 25.000 đồng.

Với lần tăng tối 17/7, giá xăng RON 92 lên 24.570 đồng một lít, cao hơn kỷ lục lập cuối tháng 3, RON 95 lần đầu tiên vượt 25.000 đồng.


Nhân viên Petrolimex thay giá mới tối 17/7. Đây là lần tăng giá xăng thứ hai trong vòng ba tuần qua

Theo thông tin từ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), từ 8h tối 17/7, giá xăng tăng thêm 460 đồng một lít, trong khi giá dầu tăng từ 420 đến 480 đồng một lít. Với mức tăng này, xăng RON 95 lần đầu tiên vượt 25.000 đồng. Trong khi RON 92 cao hơn 20 đồng mỗi lít so với kỷ lục cũ.

Hôm 28/3, giá trần Bộ Tài chính cho phép áp dụng với xăng RON 92 là 24.580 đồng nhưng các doanh nghiệp chỉ điều chỉnh lên 24.550 đồng, đắt nhất tính tới thời điểm đó.


Bảng giá bán lẻ xăng dầu của Petrolimex từ 20 giờ ngày 17/7

Thông cáo Bộ Tài chính phát đi tối 17/7 cho biết giá xăng dầu trên thị trường thế giới bình quân 30 ngày gần đây biến động chủ yếu theo xu hướng tăng và luôn dao động ở mức cao, trong đó xăng RON 92 trung bình 117,47 USD một thùng; dầu diezen 0,05S: 121,60 USD; dầu hỏa: 118,91 USD, dầu madut 3,5S: 612,24 USD mỗi tấn. Với mặt bằng giá quốc tế này, giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu (trừ dầu mazút) đang cao hơn so với giá bán hiện hành từ 726 đến 988 đồng mỗi lít. Trong khi đó, thuế nhập khẩu xăng dầu không thể giảm tiếp vì đang thấp hơn barem quy định. Số dư Quỹ Bình ổn giá còn ít, đến hết ngày 10/7 chỉ còn 61 tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp đang bị âm quỹ.

Vì vậy, Liên bộ Tài chính - Công Thương chấp thuận tăng giá xăng, cho sử dụng thêm một phần từ quỹ bình ổn, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp cắt giảm hai phần ba lợi nhuận định mức trong công thức tính giá cơ sở mặt hàng xăng.

Bộ Tài chính cho phép doanh nghiệp được tăng mức sử dụng quỹ bình ổn giá với mặt hàng dầu diesel và dầu hỏa từ 200 đồng lên 300 đồng một lít, mặt hàng xăng giữ nguyên mức sử dụng là 300 đồng còn mazút ngừng sử dụng quỹ bình ổn.

Sau khi thực hiện sử dụng Quỹ Bình ổn giá và cắt giảm, chia sẻ lợi nhuận định mức như trên, phần chênh lệch giữa giá cơ sở đang cao hơn giá bán hiện hành 426-468 đồng mỗi lít. Bộ cho phép doanh nghiệp tăng giá bán lẻ tối đa không vượt mức chênh lệch nêu trên. Riêng mặt hàng dầu mazút do mức chênh lệch không lớn nên giữ ổn định giá bán như hiện hành.


Các lần điều chỉnh giá xăng từ đầu năm tới nay, bắt đầu bằng đợt tăng kỷ lục ngày 28/3, thêm 1.400 đồng một lít. Ngày 17/7, kỷ lục mới được thiết lập với giá RON 92 là 24.570 đồng

Đây là lần tăng giá xăng dầu thứ tư kể từ đầu năm và là lần tăng thứ ba liên tiếp trong hơn một tháng nay. Trong đó, mức tăng 460 đồng mỗi lít xăng cao thứ hai trong các lần điều chỉnh, chỉ thua lần điều chỉnh 1.400 đồng ngày 28/3/2013.

Lần gần nhất giá xăng tăng rơi vào ngày 28/6, thêm 400 đồng lên 24.110 đồng một lít RON 92.

Khả năng tăng giá không khó đoán vì gần đây các doanh nghiệp liên tục than lỗ. Tuy nhiên thời điểm tối 17/7 khá bất ngờ sau khi liên bộ mấy ngày qua đều nhắc doanh nghiệp kiềm chế. Thông cáo báo chí của Petrolimex, doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất, đăng trên website công ty vài phút trước giờ tăng giá. Bộ Tài chính gửi thông cáo gần nửa tiếng sau khi các công ty đã bán giá mới, khác hẳn các lần điều chỉnh trước đó.

Trao đổi với PV vài giờ trước khi liên bộ cho tăng giá, đại diện một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phía Nam cho biết đơn vị ông đang lỗ 900 đồng một lít xăng và 300 đồng một lít dầu (chưa tính đến việc sử dụng quỹ bình ổn giá).

Ông cũng thông tin thêm, quỹ bình ổn giá xăng dầu vào cuối tháng 6 còn dư hơn 55 tỷ đồng, nhưng con số này được tính bù trừ, còn trong thực tế có doanh nghiệp dương hoặc âm quỹ. "Hiện quỹ bình ổn giá tại doanh nghiệp tôi còn khoảng 50 tỷ đồng và với mức trích và sử dụng như hiện nay, doanh nghiệp đang tạm thời cầm cự trong trạng thái hòa vốn", ông nói.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm