| Hotline: 0983.970.780

Xăng tăng giá, thực phẩm vẫn “án binh bất động"

Thứ Năm 15/03/2012 , 14:08 (GMT+7)

Trái với dự báo của nhiều người, sau một tuần giá xăng tăng thêm 2.100 đồng/lít, thị trường thực phẩm tại Hà Nội hầu như “án binh bất động”.

Trái với dự báo của nhiều người, sau một tuần giá xăng tăng thêm 2.100 đồng/lít, thị trường thực phẩm tại Hà Nội hầu như “án binh bất động”.

Ghi nhận của phóng viên tại một số chợ Hà Nội, giá các mặt hàng thực phẩm hầu như không đổi sau vài ngày xăng tăng giá, duy chỉ có một số mặt hàng tăng nhẹ do liên quan nhiều đến chi phí vận chuyển.

Tại chợ Thành Công, Hà Nội, các loại trứng tăng nhẹ, lý do được đưa ra là do chi phí vận chuyển tăng. Chị Nguyễn Hải Yến, chủ cửa hàng kinh doanh trứng tại chợ này cho biết: sau khi xăng tăng giá, giá trứng đã tăng tùy theo từng loại như trứng gà công nghiệp thì tăng 15 giá, tức là 100 trứng thì tăng 15.000 đồng, trứng vịt tăng 5.000đồng/100 quả.

Đa số các mặt hàng tươi sống khác trên địa bàn thủ đô đều có mức giá ổn định, thịt lợn dao động ở mức 100.000-120.000 đồng/kg, thịt bò 180.000-200.000 đồng/kg tuỳ từng loại; cá trắm 80.000 đồng/kg, cá rô phi 50.000-60.000 đồng/kg, các loại rau củ quả vẫn dồi dào và ổn định.

Lý giải cho sự “ổn định” này, chị Vân, một tiểu thương tại chợ Khương Trung (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: “Thực chất giá cả hiện nay cũng đang khá cao so với thu nhập của người tiêu dùng, nếu bây giờ chúng tôi tăng giá nữa thì hàng bán cho ai. Dĩ nhiên những mặt hàng thiết yếu người tiêu dùng vẫn phải mua, nhưng nếu giá cao quá người ta sẽ mua ít đi. Thêm vào đó, hiện nay hàng hóa dồi dào, sức mua không mạnh, nếu tăng giá thì mức tiêu thụ sẽ kém. Còn những mặt hàng mà phải vận chuyển xa thì cũng phải điều chỉnh nhích lên một chút nhưng cũng sẽ không quá cao.”

Có lẽ suy nghĩ trên là tâm lý chung của nhiều tiểu thương cũng như nhà phân phối. Chị Chiên, chủ một đại lý bán hàng tạp hóa tại Gia Lâm cho biết, hiện tại vẫn chưa thấy các nhà cung ứng yêu cầu tăng giá mặc dù xăng tăng giá khá cao. Trước kia, mỗi lần giá xăng tăng, nhà cung cấp đều đưa ra yêu cầu tăng. Cũng có thể nhà cung cấp “ngại” vì giá cả thị trường hiện nay đang khiến nhiều người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, việc tăng giá xăng lần này tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm. Cơ quan này sẽ có các giải pháp nhằm kiểm soát các ngành dịch vụ, không để tình trạng tăng giá theo kiểu “té nước theo mưa”. Để kiểm soát giá “hậu” tăng giá xăng dầu, Bộ Tài chính cho biết sẽ có các giải pháp kiểm tra, kiểm soát không để lợi dụng tăng giá các dịch vụ. Về lộ trình điều chỉnh giá thị trường các mặt hàng khác, cơ quan quản lý sẽ có các mức độ điều chỉnh phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát, giảm thiểu bất lợi cho người dân.

Sở Công Thương Hà Nội cũng đã đưa các giải pháp nhằm kiềm chế sự tăng giá hàng tiêu dùng thiết yếu khi giá xăng dầu tăng. Cơ quan này đã chỉ đạo các doanh nghiệp thương mại, nhất là doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá của thành phố, khai thác tốt nguồn hàng, dự trữ đủ số lượng hàng hóa để phục vụ nhu cầu thị trường. Cùng với đó, lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra việc niêm yết, kê khai hàng hoá, bán đúng giá niêm yết trên thị trường.

Người tiêu dùng dường như đã quen với việc, xăng tăng thì mọi thứ phải tăng. Nhưng lần xăng tăng giá này và diễn biến thị trường thời gian qua khiến nhiều bà nội chợ vừa ngạc nhiên vừa “thấp thỏm” chờ giá lên. Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt của cả các cơ quan quản lý lẫn doanh nghiệp, người tiêu dùng có thể yên tâm phần nào về nguy cơ giá hàng hóa "nhảy múa".

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Tổng Bí thư Trần Phú, người con ưu tú của dân tộc

Hội thảo về đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà khoa học và các tầng lớp Nhân dân Hà Tĩnh.

Hồ Tha La phủ màu xanh cho đất

Hồ Tha La là một trong những công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh Tây Ninh, sau nhiều năm vận hành, công trình đã được đầu tư nâng cấp, đáp ứng đa mục tiêu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 1] Cây chết dần chết mòn vì thiếu nước

Khoảng 30ha rừng ngập mặn tại hai xã Nghĩa Lợi và Phúc Thắng (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) gần một tháng qua rơi vào tình trạng khô hạn, không có nước vào, ra.