| Hotline: 0983.970.780

Xanh mãi rừng chiến khu

Thứ Ba 07/11/2017 , 08:30 (GMT+7)

Rừng đặc dụng Tân Trào nằm trên địa bàn 5 xã vùng an toàn khu (ATK) của huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) gồm các xã Tân Trào, Bình Yên, Lương Thiện, Trung Yên và xã Minh Thanh.

Được coi là vùng Thủ đô kháng chiến, rừng đặc dụng Tân Trào từng có tác dụng “che bộ đội, vây quân thù” nhưng khu rừng thiêng này cũng không tránh được những áp lực lớn và có nhiều nguy cơ bị xâm hại.
 

Tăng cường quản lý

Tổng diện tích tự nhiên của khu vực rừng đặc dụng Tân Trào là 14.600ha. Đất lâm nghiệp chiếm 71,7% đất tự nhiên với 10.500ha. Trong đó, rừng đặc dụng có 3.980ha, rừng phòng hộ 1.044ha. Còn lại là rừng sản xuất với 5.490ha.

16-05-28_3
Cán bộ Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Tân Trào phối hợp với cán bộ địa phương triển khai bảo vệ rừng

Diện tích rừng tự nhiên đặc dụng chủ yếu nằm giáp ranh với huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên), huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang). Vị trí tiếp giáp có địa hình hiểm trở, xa trung tâm, đi lại khó khăn nên là một trở ngại cho công tác kiểm tra bảo vệ rừng tại khu vực này.

Trong khi đó, người dân khu vực 5 xã ATK chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người, trình độ dân trí không đồng đều, ý thức chấp hành pháp luật còn nhiều hạn chế; một bộ phận người dân sống ven rừng, gần rừng tự nhiên, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, dễ có những hành vi tác động xâm hại rừng.

Từ thực tiễn nói trên, ông Nguyễn Công Phương, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Tân Trào cho biết, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo vệ và phát triển rừng cho nhân dân có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần vào thành công chung trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Trong những năm qua, Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Tân Trào đã xây dựng các chương trình, kế hoạch phổ biến kiến thức pháp luật bảo vệ và phát triển rừng nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng của các chủ rừng; vận động ký cam kết bảo vệ rừng...
 

Phát triển để giữ rừng

Không sai khi khẳng định thành tựu về giữ rừng thì Tuyên Quang xứng đáng là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước. Vậy nhưng ngay tại khu rừng đặc dụng Tân Trào có câu chuyện về những lâm tặc láu cá đã qua mặt cán bộ bằng cách xẻ thịt những cây gỗ to bằng cách chỉ lóc một phần thân cây và giữ cho ngọn cây vẫn đứng vững.

Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Tân Trào, ông Trần Văn Dũng cho biết, bảo vệ cảnh quan không có nghĩa là bảo vệ nghiêm ngặt tất cả diện tích rừng và cây xanh, chỉ quy hoạch diện tích hợp lý nhằm tái tạo cảnh quan của thủ đô kháng chiến mà song hành phải chú trọng đầu tư trồng rừng thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng rừng, sử dụng tài nguyên rừng bền vững; tích cực để đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp.

Thời điểm trước quy hoạch phân ba loại rừng năm 2007, sản xuất lâm nghiệp trong vùng chưa thực sự phát triển; rừng trồng chủ yếu là trồng theo nguồn vốn Chương trình 327 và Dự án 661; rừng trồng bằng vốn tự có của hộ gia đình chủ yếu là trồng theo hình thức cây phân tán trên đất khác ngoài lâm nghiệp, một số trên đất lâm nghiệp nhưng diện tích nhỏ lẻ, manh mún; quy mô nhỏ, mang tính tự phát, hiệu quả kinh tế rất hạn chế.

Nhận thấy, sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn các xã vùng ATK chưa tương xứng với quy mô quy hoạch lâm nghiệp tại địa phương; sản phẩm từ rừng chưa đem lại giá trị kinh tế cao; thu nhập chính đáng từ người dân làm nghề rừng còn rất hạn chế; chủ yếu tiêu thụ sản phẩm thô, chưa coi trọng khâu chế biến để giải quyết việc làm cho người lao động, Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Tân Trào đã phối hợp với UBND các xã, các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện văn bản của các cấp, các ngành và vận động cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp trong việc thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển lâm nghiệp.

Trọng tâm là trồng rừng và bảo vệ rừng hiện có theo kế hoạch quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh. Hạt đã chủ động lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên cơ sở đánh giá thực trạng điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, quỹ đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp, kết hợp việc với vận dụng tốt các cơ chế, chính sách về phát triển rừng để từng bước thúc đẩy quá trình sản xuất lâm nghiệp theo hướng hàng hóa...

Từ năm 2011, Hạt đã vận động nhân dân trên địa bàn trồng mới trên 2.000ha rừng trồng, đạt trên 100% kế hoạch được giao; sản lượng và giá trị rừng trồng trên một đơn vị diện tích tăng dần, thu nhập từ rừng đã có đóng góp đáng kể vào giá trị sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện công ăn việc làm cho khoảng 2.000 lao động ở địa phương.

Thực tế trên góp phần vào hoàn thành quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, giải quyết công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân các xã vùng ATK vốn còn rất khó khăn về nhiều mặt. Đó chính là giải pháp hữu hiệu, bền vững để khu rừng chiến khu mãi tươi xanh.

 

Xem thêm
Hơn 15 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp đã được xuất khẩu

Lũy kế tới 15/4, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nghiệp của Việt Nam đã đạt hơn 15 tỷ USD. Trong đó, có 6 mặt hàng đạt giá trị tỷ USD.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên

Chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên 2024 sẽ được tổ chức tại TP Nha Trang từ ngày 23 – 24/5.

Bình luận mới nhất