| Hotline: 0983.970.780

Xây 9 trạm cứu nạn tại các điểm nóng TNGT

Thứ Ba 26/07/2011 , 15:15 (GMT+7)

Trong giai đoạn thí điểm, các trung tâm này sẽ được trang bị máy ủi kết hợp đào đa năng; xe chỉ huy tìm kiếm, cứu nạn;...

Trước tình trạng gia tăng các vụ tai nạn giao thông, Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa đề xuất mức kinh phí 180 tỷ đồng xây dựng 9 trạm cứu hộ, cứu nạn tại các điểm nóng về tai nạn giao thông trên địa bàn cả nước.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản trình Bộ Giao thông vận tải xem xét, phê duyệt Dự án đầu tư mua sắm phương tiện, trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn ngành đường bộ giai đoạn 2009-2015.

Theo đó, sẽ thí điểm thành lập 9 trung tâm cứu nạn cứu hộ đường bộ tại 9 khu vực trọng điểm có nhiều TNGT xảy ra, nhằm đảm bảo cứu nạn cứu hộ cho các địa hình miền núi, khó khăn, phức tạp nhất trong toàn quốc (ưu tiên khu vực miền núi phía Bắc, miền núi Tây Nguyên, phía tây Nghệ An).

Cụ thể, các trạm này sẽ được đặt tại Quảng Ninh, Bắc Kạn, Điện Biên, Hải Dương, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Phú Yên, Kon Tum. Tuy nhiên, trước mắt để phù hợp với yêu cầu thực tế, mô hình này sẽ được thí điểm tại 3 trung tâm đặt tại các vùng miền khác nhau: Trung tâm đặt tại Quốc lộ 3 - Km213+530 (xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn), Trung tâm đặt tại Quốc lộ 1 - Km 623+470 (xã Quảng Thuận, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình), và Trung tâm đặt tại Quốc lộ 1 - Km1328+500 (đường Nguyễn Tất Thành, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên).

Trong giai đoạn thí điểm, các trung tâm này sẽ được trang bị máy ủi kết hợp đào đa năng; xe chỉ huy tìm kiếm, cứu nạn; xe chuyên dụng cứu hộ, xe chuyên dụng cứu nạn.

Riêng khu vực Quảng Bình sẽ được trang bị thêm 1 xuồng tìm kiếm, cứu nạn. Dự kiến kinh phí đầu tư cho giai đoạn này là hơn 98,3 tỷ đồng, bắt đầu đưa vào sử dụng từ quí II năm 2012. Qua thực hiện thí điểm sẽ tổng kết, đánh giá tính khả thi của dự án để tiếp tục giai đoạn 2. Tổng mức đầu tư của dự án dự kiến là 180 tỷ đồng.

Tổng Cục đường bộ cho rằng đây là việc làm thiết yếu để làm giảm thấp nhất thiệt hại về con người và tài sản, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và từng bước hội nhập quốc tế về lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn. Từng bước bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị để nâng cao năng lực tìm kiếm cứu nạn cho các đơn vị chuyên trách.

(Theo VnMedia)

Xem thêm
Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050' với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.