| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng hệ thống đại lý phân phối

Thứ Sáu 06/12/2013 , 10:16 (GMT+7)

Xây dựng hệ thống đại lý phân phối các cấp, đến cửa hàng bán lẻ luôn là nhiệm vụ chiến lược của Cty CP Phân bón Bình Điền.

Xác định nhiệm vụ chiến lược

Xây dựng hệ thống đại lý phân phối các cấp, đến cửa hàng bán lẻ luôn là nhiệm vụ chiến lược của Cty CP Phân bón Bình Điền. Ông Lê Quốc Phong, TGĐ Cty nói: “Đại lý là người đại diện của Cty tại địa phương. Bình Điền không chỉ bán phân bón mà còn là nhà cung cấp cả một giải pháp trong SX nông nghiệp, giúp nông dân SX ngày càng hiệu quả hơn.

Chính vì vậy đại lý phải là những nhà tư vấn, hiểu thật rành rẽ, chịu trách nhiệm về chất lượng những sản phẩm phân bón của Bình Điền trước khi bán đến khi thu hoạch xong. Đây chính là cái cốt lõi khẳng định sự cam kết của Bình Điền với nhà nông.

Không có chất lượng, không có uy tín, không có hàm lượng chất xám cao trong từng sản phẩm, Bình Điền không thể khẳng định một cách chắc chắn như vậy”.

Nhưng làm sao để nhà nông nhận chân ra được chất lượng sản phẩm mà bỏ tiền mua phân bón Đầu Trâu với giá cao? Ông Phan Văn Tâm, GĐ Marketing Cty Bình Điền giãi bày: “Tổ chức các điểm SX trình diễn làm đối chứng? Rất đúng. Nhưng dù có nỗ lực đến mấy Cty cũng không thể có đủ lực lượng rải ra làm ở khắp các vùng miền trong và ngoài nước.

Tổ chức lực lượng tư vấn hùng hậu? Cũng không được, Cty chọn cách thức tổ chức tập huấn, đào tạo chủ và nhân viên bán hàng của các đại lý tại các “Khóa tập huấn đại lý phân bón Đầu Trâu chuyên nghiệp”, giúp họ trở thành những “chuyên gia” về phân bón”

Kết quả sau những lần tập huấn

Kiên trì thực hiện mỗi năm, Bình Điền đã xây dựng được hàng chục ngàn đại lý ở trong và ngoài nước.

Nói về kết quả thu lượm được tại các lớp tập huấn, bà Trần Thị Hường ở thị trấn huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang hồ hởi: “Tôi thấy các thầy giảng toàn những điều bổ ích và cần thiết với công việc của mình, như: Tình hình sử dụng phân bón khoáng trên thế giới và Việt Nam; Các loại phân bón chính; Vai trò của dinh dưỡng; Những căn cứ bón phân hợp lý; Kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV; Hướng dẫn bán lẻ phân bón…

Rồi những nội dung mở mang hiểu biết, như thương hiệu và cách thức xây dựng thương hiệu; kỹ năng bán hàng; hệ thống pháp quy liên quan đến việc quản lý SXKD phân bón, thuốc BVTV.

Các thầy thì toàn là GS, TS, ThS đã và đang công tác, giảng dạy tại các viện nghiên cứu nông nghiệp, các trường đại học lớn hoặc đang công tác chuyên nghành về đất, phân bón tại Bộ NN-PTNT. Những đại lý nông dân như chúng tôi có nằm mơ cũng không nghĩ lại được dự lớp học nghiêm túc mà thiết thực thế này”.

Ông Trần Văn Minh ở thị trấn Hương Khê, Hà Tĩnh nói: “Tôi bán phân bón cả chục năm nay, nhưng không phải đã biết, đã hiểu nhiều về phân bón. Có người bán phân mà chẳng hiểu về hàm lượng, về các chất đa lượng, trung, vi lượng, rồi chất chống thất thoát đạm Agrotain, chất làm tăng hiệu quả sử dụng lân Avail, chất penac p…

Qua lớp học thế này thì tôi mới hiểu khá căn bản về phân bón và sẽ tự tin hướng dẫn cho nông dân, cũng như sẵn sàng chịu trách nhiệm với nông dân khi sử dụng phân bón Đầu Trâu mà họ đã mua từ đại lý của mình”.

Bà Vath Vinya, chủ một cửa hàng bán lẻ ở xã Kong Pong Svai, huyện Saray Sophol, tỉnh Ban Teay Mean Chaey (Campuchia) cho biết: “Tôi bán theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì. Có lúc người mua hỏi thêm về phân bón, tôi chịu. Được học lớp này tôi hiểu biết được nhiều và sẽ tư vấn tốt hơn cho nông dân”.

Ông Vichara, Phó GĐ Sở Nông lâm ngư nghiệp tỉnh Bat Tam Bong (Campuchia) nói: “Tôi học nông nghiệp ở Nga 7 năm, nhưng không phải đã biết tất cả. Lớp tập huấn của quý Cty giúp bản thân tôi hiểu thêm rất nhiều về phân bón và sử dụng phân bón đúng.

Lớp học còn giải đáp được nhiều câu hỏi lớn, như vì sao lợi thế SX lúa của Campuchia hơn hẳn Việt Nam mà năng suất lúa hiện chỉ bằng phân nửa Việt Nam? Có nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân rất quan trọng là việc sử dụng chưa đúng, chưa đủ phân bón khoáng trong SX”.

Bà Su Su Win, Giám đốc Viện Nghiên cứu đất & phân bón, Bộ Nông nghiệp & thủy lợi Myanmar ngạc nhiên: “Lần đầu tiên tôi được dự một lớp học thế này. Nó rất tốt cho những người phân phối phân bón vì người ta hiểu được khá bài bản về phân bón nói chung và từng sản phẩm của Cty Bình Điền - Việt Nam nói riêng. Tôi tin phân bón Đầu Trâu sẽ có chỗ đứng tốt tại Myanmar”.

Có được những bạn hàng chí cốt

Bà Trịnh Thị Vân ở xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội cho biết: “Lúc đầu người dân chưa tin phân bón Đầu Trâu, tôi phải bón thử trên một mẫu ba ruộng nhà mình. Tôi bón 2 loại phân NPK của Bình Điền và của L.T theo đúng hướng dẫn.

Kết quả khu ruộng bón phân Đầu Trâu đạt 3 tạ/sào, còn khu bón phân L.T chỉ đạt 2,4 tạ/sào. Từ lúc cấy đến khi thu hoạch tôi đều vừa làm, vừa hô hào bà con trong thôn, trong xã chứng kiến. Sau đó thì tôi bán phân Đầu Trâu được”.

Bà Lê Thị Ái ở xã Xuân Giang, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa nói: “Vừa qua, trên thị trường xuất hiện thêm một loại phân đạm có hạt màu vàng, giá bán rẻ hơn 1.000 đồng/kg so với đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+. Chúng tôi có thể lấy, trộn vào đạm vàng Đầu Trâu, bán đã có lời lớn.

Nhưng làm vậy, bà con khi mua phân về, bón ruộng, hiệu quả đạt được không như tư vấn của nhà SX, họ sẽ “cạch mặt” cả nhãn hiệu Đầu Trâu và đại lý chúng tôi. Vậy là chỉ vì cái lợi trước mắt mà sập tiệm, chả dại”.

Cảm nhận, chia sẻ và hiểu cách làm và sản phẩm của Bình Điền, ông Bùi Gia Thắng ở thị trấn Kiến Xương, huyện Kiến Xương, Thái Bình đã kiên trì bán phân Đầu Trâu từ năm 2003. Khi thuận lợi, khi khó khăn ông vẫn không nản nên doanh số tăng dần, từ năm 2011 đến nay, mỗi năm bán được trên 2.000 tấn”.

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm