| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng nông thôn mới từ… không có gì

Thứ Ba 12/12/2017 , 08:50 (GMT+7)

Nói chính xác hơn, Tình Cương xây dựng nông thôn mới (NTM) từ điểm xuất phát là không có gì nổi trội. Một xã nhỏ bé, thuần nông, sống chủ yếu bằng cây lúa, củ khoai. Vậy mà đất đai lại manh mún, thậm chí diện tích trồng lúa rất khiêm tốn…

Diện tích tự nhiên của xã Tình Cương, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) có 486 ha, trong đó đất nông nghiệp chỉ có hơn 292 ha. Diện tích phi nông nghiệp và diện tích khác 194 ha, chiếm gần 40% diện tích đất của xã. Dân số hơn 3.000 khẩu, với 863 hộ, sống ở 9 khu dân cư, trong đó số hộ SX nông nghiệp chiếm gần 2/3 số hộ trong toàn xã.

16-51-08_img_0006
Thêm một con đường mới ở Tình Cương

Thuận lợi của Tình Cương, là “cận giang”. Xã nằm dọc con sông Hồng (đoạn này được gọi là sông Thao) có một phần đất đai ngoài bãi, phù sa màu mỡ, canh tác chủ yếu là ngô, khoai và cả sắn. Dù là xã nằm trong diện miền núi, nhưng đất đai tương đối bằng phẳng, dân cư tập trung.

Một thuận lợi khá cơ bản với xã nghèo này, là có “đại gia” giúp sức để xây dựng một số công trình trong xã. Trong những năm gần đây, Tình Cương được sự hỗ trợ của TS Nguyễn Đức Hưởng – nguyên PCT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt và ngân hàng Bưu điện Liên Việt. Ngân hàng này đã tài trợ xây dựng khu Trung tâm y tế, giáo dục của xã, với tổng số tiền lên tới hơn 40 tỷ đồng.

Riêng cá nhân TS Nguyễn Đức Hưởng hỗ trợ xây dựng các nhà văn hóa, đình, chùa, miếu… và đường giao thông, với số tiền hàng chục tỷ đồng, góp phần trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương thời gian qua. Ngoài ra, xã còn được con em địa phương thành đạt trên khắp mọi miền của Tổ quốc, ở nước ngoài quan tâm, ủng hộ cả vật chất và tinh thần. Bởi thế, nhiều tiêu chí xây dựng NTM đã hoàn thành, đạt chuẩn đúng hạn và trước thời hạn.

Một thuận lợi có tính chất cơ bản, về khách quan, là vị trí bằng phẳng, giao thông thuận tiện được thiên nhiên ưu đãi cả đường bộ lẫn đường thủy. Dân số trong xã đang ở độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ 46%, cũng là một thuận lợi giúp cho thu nhập tăng. Người dân trong xã cần cù lao động, có trình độ dân trí cao.

Bởi thế, trong khi một số xã lân cận có bình quân thu nhập thấp (có nơi chỉ hơn 10 triệu đồng/người/năm) thì ở Tình Cương, bình quân thu nhập hiện nay đã đạt trên 26 triệu đồng/người/năm. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã có truyền thống đoàn kết thống nhất cao, tạo sự đồng thuận tại địa phương.

Nhân dân trong xã đã tình nguyện đóng góp tiền, vật liệu, ngày công để xây dựng NTM. Nhiều hộ hiến đất để mở rộng đường giao thông nông thôn. Tính ra số tiền, công và vật chất do dân đóng góp lên tới hàng chục tỷ đồng để xây dựng NTM. Bởi thế mà cảnh quan, môi trường ở các khu dân cư trở nên xanh – sạch – đẹp, góp phần nâng cao đời sống, dân trí ở nông thôn.

Tuy nhiên khó khăn của Tình Cương cũng không phải nhỏ. Cái khó cơ bản khi bước vào xây dựng NTM, là từ xuất phát điểm rất thấp (7/19 tiêu chí). Kinh tế ở xã lại chủ yếu từ SX nông nghiệp, nhưng đất đai manh mún, nhỏ lẻ, hầu như SX chỉ đủ ăn. Nguồn thu trên địa bàn quá nhỏ bé. Đã vậy, lại thường xuyên xẩy ra thiên tai, hạn hán. Cả xã không có lấy một cơ sở công nghiệp nào khả dĩ thu hút được nhiều lao động và đóng góp cho ngân sách xã.

Từ xuất phát điểm thấp, nhưng Tình Cương đã không ỷ lại, trông chờ sự trợ giúp từ bên ngoài, mà tự vươn lên bằng nội lực. Với nguồn sống của dân chủ yếu dựa vào SX nông nghiệp, nên xã rất chú ý đến công tác chỉ đạo phát triển SX, ngành nghề, nâng cao đời sống cho nhân dân, nhất là việc phát triển theo hướng SX hàng hóa.

Đảng ủy, UBND xã đã chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, triển khai các vùng SX hàng hóa theo quy hoạch. Nhân rộng nhiều mô hình SX có giá trị kinh tế cao, như dự án trồng dâu nuôi tằm, dự án xây dựng cánh đồng mẫu gắn với SX lúa chất lượng cao, cải tạo giống bò cũ thay thế bằng giống bò lai…

Xã rất quan tâm chỉ đạo phát triển các ngành nghề tại địa phương như may mặc, gia công cơ khí, mộc dân dụng, chế biến gỗ… tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh dịch vụ, mở rộng quy mô SX và tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển SX.

Thực hiện dự án phát triển SX, nâng cao thu nhập cho người dân trong chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM và chương trình 135, xã đã triển khai được 6 dự án về trồng trọt và chăn nuôi đạt kết quả khá. Bên cạnh việc phát triển mô hình hộ kinh tế gia đình, mô hình nông nghiệp của xã đã có sự đổi mới mạnh mẽ. Nhiều mô hình hiệu quả đã được xây dựng, phát triển gắn với xây dựng NTM, như mô hình trang trại, mô hình HTX và tổ hợp tác, mô hình liên kết SX cánh đồng mẫu.

Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được quan tâm. Số lao động được qua đào tạo tăng, số lao động có việc làm mới, ổn định cũng tăng thêm hàng năm. Hiện nay xã có 32 trường hợp đang lao động ở nước ngoài. Công tác xóa đói giảm nghèo tiếp tục được chú trọng, thực hiện tốt chế độ hỗ trợ. Do vậy đến nay tỷ lệ hộ nghèo ở xã giảm, chỉ còn 34/863 hộ, đạt 3,95%, hộ cận nghèo còn 24 hộ, đạt 2,8%.

Trong 30 xã của huyện Cẩm Khê, cho tới thời điểm này, mới có 1 xã, là xã Phương Xá được công nhận đạt chuẩn NTM. Có 2 xã đang sánh vai về đích, là Sai Nga và Tình Cương. Cả 2 xã đều đạt 19/19 tiêu chí xây dựng NTM, đang chờ được chính thức công nhận vào cuối năm nay. Là một xã nhỏ, xuất phát điểm thấp, Tình Cương vẫn nỗ lực vươn lên để đạt chuẩn NTM, phải nói là từ chỗ không có gì. Có lẽ điểm mạnh nhất của Tình Cương để xây dựng NTM thành công, chính là “nhân hòa”…

 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm