| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng NTM ở một làng nghề

Thứ Hai 22/10/2012 , 10:12 (GMT+7)

Là một xã nằm ở phía nam huyện Hoa Lư (Ninh Bình), xã Ninh Vân có diện tích tự nhiên 1.264ha nhưng chỉ có 374ha đất nông nghiệp, còn lại là núi đá.

Là một xã nằm ở phía nam huyện Hoa Lư (Ninh Bình), xã Ninh Vân có diện tích tự nhiên 1.264ha nhưng chỉ có 374ha đất nông nghiệp, còn lại là núi đá.

Nói đến Ninh Vân là nói đến làng nghề chạm khắc, chế tác đá mỹ nghệ với hơn 400 năm tuổi. Ngày nay, thợ đá Ninh Vân có mặt ở khắp mọi miền đất nước, có thể chạm khắc, chế tác từ một món đồ mỹ nghệ bằng đá nhỏ chỉ bằng ngón tay người lớn đến cả một ngôi nhà bằng đá hay một cụm tượng đài cả trăm tấn. Tất cả đều đạt trình độ mỹ thuật rất tinh xảo và phong phú.

Vì vậy, khi được tỉnh Ninh Bình chọn làm điểm xây dựng NTM, Ninh Vân đã có điều kiện thuận lợi hơn các xã đang xây dựng NTM khác để hoàn thành 2 tiêu chí được cho là khó đạt nhất, đó là cơ cấu lao động (tiêu chí số 12) và thu nhập (tiêu chí số 10).

Về cơ cấu lao động, Ninh Vân có 10.287 người (2.809 hộ), trong đó số người trong độ tuổi lao động là 5.387 người, phân bố tại 13 thôn, xóm. Ngoài nghề chạm khắc, chế tác đá mỹ nghệ, trên địa bàn xã Ninh Vân còn có 2 nhà máy xi măng lớn là Duyên Hà và Hệ Dưỡng, với tổng sản lượng 6 triệu tấn/năm, và một khu của nhà máy phân lân Ninh Bình, thu hút một lượng không nhỏ lao động địa phương.

Theo ông Hoàng Trọng Hiếu, Chủ tịch UBND xã Ninh Vân, thì khi bước vào xây dựng NTM, trong tổng số 5.387 lao động của Ninh Vân, số lao động nông nghiệp chỉ còn 30%. Xác định việc phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp - làng nghề là khâu mũi nhọn, đột phá trong xây dựng NTM, xã đã khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các DNTN và hộ nghề thuê đất làm mặt bằng sản xuất.

Đến nay, đã có 43 DN và hộ nghề lớn thuê tổng cộng 21ha đất ven núi, 69 DN và hộ chuyển cơ sở sản xuất ra khu làng nghề được thành lập theo quy hoạch của tỉnh. Quỹ tín dụng nhân dân của xã đã cho các DN và hộ vay tổng cộng 34,3 tỷ đồng, nhờ vậy mà một số DNTN như: Tuấn Thành, Hệ Dưỡng, Thuỵ Thành, Đàm Khánh... có điều kiện đầu tư công nghệ vào sản xuất. Xã cũng đã thành lập được Hiệp hội Làng nghề đá mỹ nghệ, xây dựng được trang website cho 32 DN và 50 hộ cá thể, tổ hợp.


Nghề chạm khắc, chế tác đá mỹ nghệ  ở Ninh Vân cho thu nhập ổn định

Ngoài việc khuyến khích truyền nghề theo kiểu “cha truyền con nối” trong các gia đình có nghề chạm khác, chế tác đá mỹ nghệ, xã còn chủ động liên kết với trường cao đẳng nghề Nam Định để đào tạo nghề chạm khắc, chế tác đá mỹ nghệ cho con em trong xã và tiếp thu các dự án hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Sở LĐ-TBXH.

Bằng tất cả những nỗ lực trên, đến tháng 6/2012, Ninh Vân đã hoàn thành tiêu chí 12 (75% lao động trong độ tuổi là lao động phi nông nghiệp). Lao động phi nông nghiệp hoàn toàn không có nghĩa là rời làng đi khắp nơi, ai thuê gì làm nấy, phập phù ngày có việc, ngày không, mà ở Ninh Vân, lao động phi nông nghiệp không phải rời làng (nếu có rời làng thì cũng chỉ là rời có thời hạn khi đi thực hiện các công trình ở địa phương khác), sống ổn định và thu nhập ổn định bằng nghề.

Giải bài toán ô nhiễm như thế nào, hiện đang là điều trăn trở lớn nhất của không chỉ lãnh đạo xã, mà còn là của cả huyện và tỉnh, bởi không giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, thì Ninh Vân không thể nào hoàn thành đủ 19 tiêu chí NTM vào năm 2015 như kế hoạch của tỉnh.

Nhờ cái “đòn bẩy” là cơ cấu lao động này, mà cơ cấu kinh tế của xã thay đổi theo. Hiện tại, kinh tế nông nghiệp chỉ còn chiếm 20% cơ cấu kinh tế của xã. Nguồn thu của xã cũng nhờ thế mà tăng đáng kể. Về thu nhập, năm 2011, Ninh Vân đã đạt bình quân 15,2 triệu/người/năm, thuộc hàng thu nhập cao của tỉnh. Nhờ thu nhập cao nên người dân có điều kiện đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng.

Chỉ trong hơn 2 năm tiến hành xây dựng mô hình NTM, nhân dân Ninh Vân đã đóng góp 6,4 tỷ đồng để xây dựng các cơ sở hạ tầng, một con số khiến nhiều địa phương khác phải mơ ước. Cùng với tiền, nhân dân còn hiến trên 600m2 đất, và nhiều hộ đã tự nguyện tháo dỡ nhà ở, cổng, tường rào... để lấy đất xây dựng cơ sở hạ tầng.

Tính đến tháng 6/2012, Ninh Vân đã cơ bản đạt được tiêu chí thứ 10 (thu nhập), nâng tổng số tiêu chí đạt và cơ bản đạt lên con số 14/19.

Thế nhưng, với 80 DN vừa và nhỏ, trên 500 hộ cá thể làm nghề khai thác đá, chạm khắc, chế tác đá mỹ nghệ, 2 nhà máy xi măng và 1 khu của nhà máy phân lân, vấn đề môi trường (tiêu chí thứ 17) lại trở thành vô cùng nan giải cho Ninh Vân trên con đường xây dựng NTM. Khói, bụi và tiếng ồn là 3 thứ mà từ nhiều năm nay người dân Ninh Vân phải chịu đựng.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm