| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng NTM ở Phùng Xá

Thứ Năm 02/08/2012 , 13:57 (GMT+7)

Trong khi việc xây dựng NTM ở nhiều địa phương gặp trở ngại nhất là giải bài toán chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo thì ở xã Phùng Xá (Mỹ Đức, Hà Nội), những tiêu chí này đều đã về đích.

Trong khi việc xây dựng NTM ở nhiều địa phương gặp trở ngại nhất là giải bài toán chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo thì ở xã Phùng Xá (Mỹ Đức, Hà Nội), những tiêu chí này đều đã về đích. Kinh nghiệm ở đây cho thấy: Khơi đúng tiềm năng, tập trung phát triển kinh tế để người dân giàu có, đời sống nâng cao sẽ có tác động lớn, đẩy mạnh thực hiện các tiêu chí khác.

Giàu nhờ nghề truyền thống

Giống như nhiều hộ trong xã, gia đình chị Nguyễn Thị Tuyết, thôn Thượng Xá cũng phát triển nghề dệt. Với xưởng sản xuất chừng 200m2, 15 công nhân, mỗi ngày cơ sở của chị Tuyết xuất xưởng 3000 khăn mặt bông các loại. Chị Tuyết cho hay: “Đây là nghề truyền thống của xã, tôi làm nhà, nuôi con cái học hành đến nơi đến chốn đều từ nghề này cả”. Chị Tuyết cho biết thêm, trừ hết chi phí, mỗi năm từ xưởng sản xuất này, gia đình thu lãi 200 triệu đồng. Hiện, gia đình chị đã thuê đất xây dựng điểm sản xuất mới rộng 1000m2, đầu tư nhà xưởng 1,5 tỷ đồng (chưa kể máy móc). Sau khi nhà xưởng mới đi vào hoạt động, gia đình sẽ thành lập Cty, đăng ký thương hiệu nhằm nâng cao tính cạnh tranh và giá trị sản phẩm.


Nghề dệt truyền thống ở Phùng Xá

Không riêng chị Tuyết, ở xã này triệu phú không hiếm. Phùng Xá có 2 thôn: Thượng và Hạ đều có nghề dệt truyền thống với 1.500/1.900 hộ làm nghề, trong đó có 25 doanh nghiệp và trên 50 hộ kinh doanh lớn. Theo tính toán của Chủ tịch UBND xã Phùng Xá Nguyễn Văn Kiên: Nếu là công nhân làm thuê, lương tháng ít nhất cũng được 3-4 triệu đồng/người; còn với các chủ cơ sở sản xuất, chủ doanh nghiệp thu nhập rất cao, nhiều hộ sản xuất thu lãi 1-2 tỷ đồng/năm.

Với lợi thế đó, bắt tay vào xây dựng NTM, Phùng Xá đặc biệt quan tâm đến phát triển kinh tế làng nghề. Xã tạo điều kiện cho các hộ vay vốn, thuê đất phát triển sản xuất, nhờ đó, làng nghề ngày càng có bước phát triển vượt bậc. Sau một thời gian thực hiện xây dựng NTM, lao động tham gia sản xuất ở làng nghề đã tăng từ 55-60% lên 82%, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 17,4 triệu đồng lên 20 triệu đồng/người/năm. Làng nghề phát triển nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn được coi trọng. Từ 2007, Phùng Xá đã hoàn thành dồn điển đổi thửa, mỗi hộ chỉ còn 1-2 thửa, giảm 10 thửa so với trước. Năm 2011, xã đã triển khai 200ha mô hình lúa hàng hóa chất lượng cao.

Xã hội hóa xây dựng nông thôn

Nhờ kinh tế phát triển, người dân đã tích tực tham gia chung sức với Nhà nước xây dựng NTM. Theo Bí thư Đảng ủy xã Phùng Xá Phan Văn Nhuận, trong tổng số 142 tỷ đồng vốn đã triển khai xây dựng NTM, thì vốn ngân sách và có nguồn gốc từ ngân sách chỉ chiếm 80,5 tỷ đồng; 62 tỷ đồng còn lại là do nhân dân đóng góp. Cụ thể, người dân đã đóng góp trên 1 tỷ đồng xây dựng các công trình NTM; 2,3 tỷ đồng xây dựng vùng lúa chất lượng cao; hàng chục tỷ đồng trùng tu, xây dựng di tích lịch sử văn hóa, chỉnh trang, kiến thiết nhà cửa trong các gia đình. Chưa kể, các hộ đã hiến 660m2 đất thổ cư để làm dự án kè chống sạt lở bờ hữu sông Đáy và 3000m2 đất nông nghiệp làm các dự án kè, đường giao thông nội đồng…

Đến giữa năm 2012, xã Phùng Xá đã có 16/19 tiêu chí đạt và cơ bản đạt. Hiện lao động trong nông nghiệp trên địa bàn xã chỉ chiếm 18%, lao động trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 82%; bình quân thu nhập đầu người đạt 20 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 3,1%... Riêng 3 tiêu chí chưa đạt là giao thông, cơ sở văn hóa và môi trường đang được đẩy mạnh.

Bí thư Đoàn Thanh niên xã Phùng Xá Dương Thị Thúy cho hay, ngoài cơ sở vật chất được quan tâm, cái được lớn nhất của địa phương từ khi xây dựng NTM là nhận thức của người dân được cải thiện rõ nét. Trước khi xây dựng NTM, tỷ lệ sinh con thứ 3 ở xã là 15,5% thì đến giờ đã giảm xuống còn 10%. Đời sống văn hóa tinh thần của người dân được nâng cao, các thôn ở Phùng Xá đều đã thành lập được các câu lạc bộ thơ ca, bóng bàn, cầu lông, bóng đá. Đối với các bạn trẻ, Đoàn Thanh niên đã phát động và duy trì việc cưới theo nếp sống mới, không mời thuốc, hút thuốc, tiết kiệm trong tổ chức cỗ bàn. Phùng Xá đã có 2/2 làng đều được công nhận làng văn hóa.

hủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Kiên cho biết, giao thông trong khu dân cư đã hoàn thành 90% khối lượng công việc; giao thông nội đồng chiều dài gần 19km, đã cải tạo và nâng cấp được 6 tuyến chính với chiều dài 7km và xây mới được hơn 2km. Từ nay đến cuối năm 2012, Phùng Xá sẽ hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp, xây dựng cơ sở vật chất theo đề án được duyệt, đưa chương trình xây dựng NTM về đích đúng tiến độ.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm