| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng NTM trên xã đảo

Thứ Ba 15/03/2011 , 10:38 (GMT+7)

Sau gần 3 giờ đi tàu vượt biển ra khơi, chiếc tàu chở chúng tôi ra Hòn Nghệ đã cặp bến tại bãi Nam

Đường xá giao thông thông thoáng trên xã đảo Hòn Nghệ

Sau gần 3 giờ đi tàu vượt biển ra khơi, chiếc tàu chở chúng tôi ra Hòn Nghệ đã cặp bến tại bãi Nam. Tại đây, ấn tượng đầu tiên đập vào mắt mọi người là tàu thuyền tấp nập và các bè cá bồng bềnh trên sóng nước khiến ngư cảng càng thêm sống động.

Xã Hòn Nghệ thuộc huyện Kiên Lương (Kiên Giang), nằm trên một hòn đảo cách bờ chừng 30km. Các bậc lão ngư kể rằng nơi đây xưa kia chỉ là một hòn đảo vắng vẻ, dân cư thưa thớt nhưng nhờ mưa thuận gió hoà và cá tôm nhiều nên bà con kéo nhau ra đảo sinh sống ngày càng đông. Hiện nay, đảo có 509 hộ, đa số sống bằng nghề khai thác hải sản. Nổi tiếng nhất là nghề nuôi cá lồng bè và nghề đánh bắt mực tuộc.

Ông Trần Văn Hải, một lão ngư kể: Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngư dân Hòn Nghệ tập trung khai thác hải sản bằng các phương tiện cào, lặn, câu thẻ và đánh bắt mực tuộc bằng vỏ ốc. Tính đến nay toàn đảo có 344 phương tiện đánh bắt, sản lượng hằng năm trên 2.000 tấn hải sản các loại, tạo công ăn việc làm ổn định cho đa số bà con trên biển đảo gồm 2 ấp Bãi Nam và Bãi Chướng.

Ông Trần Văn Sùng, một ngư dân đã nhiều năm lăn lộn với nghề, cho biết nghề hiệu quả nhất ở Hòn Nghệ là đánh bạch tuộc bằng vỏ ốc. Một ghe trang bị khoảng 5.000 con ốc mỗi đêm có thể kiếm trên 1 triệu đồng, nên mấy năm nay đời sống gia đình khá lên, cho con cháu vào đất liền ăn học hết cấp 3. Nhờ vậy bộ mặt nông thôn không ngừng đổi thay từng ngày.

Ông Vũ Ngọc Dẻo, một lão ngư nuôi cá, mỗi năm lời trên 100 triệu đồng. Ông Dẻo cho biết nếu sẵn lồng bè, đầu tư con giống khoảng 30 triệu đồng, sau 18 tháng, trừ hết các chi phí còn lời trên 50 triệu đồng. Nếu nuôi đúng kỹ thuật, con giống tốt, bảo đảm 1 lời 1. Hiện nay, các giống cá được nuôi phổ biến tại Hòn Nghệ là cá bóp, mú heo, mú đen, nhiều nhất là mú sao giá 500.000đ/kg và mú cọp (320.000đ/kg). Ngoài ra, ở vùng biển này, Cty Vĩnh Hằng Sương còn nuôi thử nghiệm thành công giống cá mú nghệ, sau 3 năm cân nặng 20 kg. Đến nay số bè cá ở Hòn Nghệ đã lên đến 132 bè.

Cụ bà Nguyễn Thị Điệp, ở ấp Bãi Nam, xã Hòn Nghệ vui mừng nói: Tôi ra đảo này sinh sống gần 30 năm, lúc trước nơi đây đồi núi không có đường giao thông để đi, phải trèo núi vượt biển đời sống rất khó khăn sinh hoạt ăn uống phải mua từ đất liền đem ra. Mấy năm gần đây xã Hòn Nghệ phát triển vượt bậc tôi rất mừng. Cư dân vùng biển ngày nay trên bờ chạy xe gắn máy đến tận nhà.

Ông Huỳnh Văn Chiều, Phó Chủ tịch xã Hòn Nghệ nói: Mặc dù nghề đánh bắt còn gặp nhiều khó khăn nhưng đến nay tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống chỉ còn 3,93%. Xã đang phấn đấu đến 2012 giảm xuống còn 1,5%. Công việc xây dựng NTM trên xã đảo này thực hiện rất tốt. Trong 19 tiêu chí về xây dựng NTM: điện - đường - trường - trạm đều đạt 100%. Công tác giáo dục, y tế và văn hóa xã hội đều có những bước phát triển không ngừng, học sinh đều được đến trường.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm