| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng phương pháp dạy và học được yên tâm

Thứ Hai 19/09/2016 , 09:35 (GMT+7)

Không nên lên án một chiều chuyện học thêm mà phải bằng mọi cách nhanh chóng sớm xây dựng được một phương pháp dạy và học gây được sự yên tâm cho học sinh và phụ huynh. Đó là ý kiến của GS.NGND Nguyễn Đình Chú (ĐH Sư phạm Hà Nội).

Hai trạng thái – một vấn đề

Về chuyện học thêm. Đây là một hiện tượng đang được coi như là một tệ nạn không thể tha thứ đối với ngành giáo dục. Dư luận lên án. Báo chí lên án. Tại diễn đàn Quốc hội, gần như không một lần nào không có đại biểu chất vấn và phê phán. Cựu Bộ trưởng GD-ĐT chỉ có một phép ứng xử là nhận khuyết điểm và hứa khắc phục nhưng thực tế đã không khắc phục được để bị báo chí lại chê bai.

11-17-42_gs-nguyen-dinh-chu
GS.NGND Nguyễn Đình Chú

 

Riêng tôi cho rằng, đúng đây là một hiện tượng cần chấm dứt; nhưng trong chuyện này quả có hai trạng thái. Một là thuộc phạm vi quản lý của nhà trường. Giáo viên gác bớt nội dung bài giảng chuyển ép học sinh học thêm ở ngoài do chính mình giảng dạy. Hai là do phụ huynh mở lớp hoặc do những người sống bằng nghề mở lớp dạy thêm ở các trung tâm nằm ngoài trường học.

Với trạng thái thứ nhất, Bộ GD-ĐT chịu hoàn toàn trách nhiệm. Bộ cần thẳng tay kỷ luật bất cứ hiệu trưởng nào, trưởng phòng giáo dục nào, giám đốc sở giáo dục nào để nơi mình quản lý có hiện tượng đó. Dĩ nhiên giáo viên nào vi phạm điều này thì còn phải xử lý nặng hơn.

Còn ở trạng thái thứ hai thì xin chia đôi trách nhiệm. Một nửa thuộc Bộ GD-ĐT là vì đã không đủ sức tạo ra một lối dạy và học sao mà học sinh không học thêm vẫn giỏi để có an tâm cho mình, cho cha mẹ. Nửa còn lại là thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương nơi có lớp học thêm, chứ Bộ GD-ĐT không có quyền hạn để can thiệp đã đành mà cũng không thể can thiệp.

Trên đây là quy trách nhiệm sao cho rạch ròi và đúng địa chỉ. Còn cái gốc của vấn đề là chuyện phức tạp có liên quan tới mức độ nhận thức cuộc sống do đó là cách xử sự vấn đề trong cuộc sống, cần đặt ra để cùng nhau suy nghĩ. Học thêm là một hiện tượng cụ thể nhưng lại nằm trong phạm vi ít ra là hai quy luật đang tác động dữ dội trong cuộc sống nhân loại không trừ Việt Nam.

Thứ nhất là sự trỗi dậy ngày một khẩn trương và quyết liệt hơn của cái tôi cá thể. Trong đó tuy cùng một đối tượng chung là cái tôi nhưng lại nảy sinh hai hướng ngược chiều nhau: Một cái tôi chân chính cần khuyến khích và tạo điều kiện cho nó phát triển càng nhanh càng tốt, tựa như chuyện tạo tế bào khỏe để có cơ thể khỏe. Một cái tôi bất chính làm hại đến lợi ích chung cần tiêu diệt triệt để được chừng nào hay chừng ấy. Cái gọi là chủ nghĩa cá nhân mà Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi quét sạch đi chính là nó. Chuyện học thêm thuộc quy luật đó ở cả hai hướng đó.

GS.NGND Nguyễn Đình Chú (SN 1929) tại Nghệ An. Tốt nghiệp và giảng dạy tại Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội từ năm 1957. Tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, ngoài giảng dạy và đào tạo nhiều thế hệ sinh viên sư phạm, ông tham gia góp ý kiến và phản biện nhiều vấn đề giáo dục được xã hội quan tâm: Đưa chữ Hán vào trường phổ thông; Dạy thêm và học thêm; Phương pháp dạy học Ngữ văn…

Thứ hai là quy luật cạnh tranh sinh tồn mà Darwin với học thuyết tiến hóa luận đã phát hiện. Ở nước ta,vào đầu thế kỷ XX, các chí sĩ yêu nước đã đón nhận quy luật đó trong khi kêu gọi duy tân. Đến thời đại Mác-xít, trong lý luận chính thống, không có mặt của quy luật này đã đành, nếu có là đối tượng bị phê phán, phủ nhận. Nhưng nó vẫn là nó trong cuộc sống nhân loại, cuộc sống Việt Nam, không thể chối cãi.

Quy luật này có hai mặt, tai ác và cần thiết. Tai ác là ở chỗ cá lớn nuốt cá bé, thương trường là chiến trường... Nhưng cần thiết là bởi có nó thì sự sống mới phát triển. Đúng là ông trời chơi khăm nhân loại, vừa ban phúc vừa ban họa, không cho nhân loại thoát hẳn khỏi quy luật khắc nghiệt đó. Chủ nghĩa tư bản không giãy chết, trái lại vẫn tồn tại xem ra khá vững vàng, bởi đã đi theo quy luật đó để ai muốn chửi vẫn có cái để chửi, ai muốn khen vẫn có cái để khen… Chuyên học thêm quả cũng nằm trong quy luật này. Mà đã là quy luật thì nói chung không trừ ai.

 

Có bao nhiêu người không cho con cháu học thêm?

Tôi muốn hỏi, đặc biệt là các vị từng lên án gây gắt chuyện học thêm có bao nhiêu vị không cho con cháu học thêm? Quy luật mà. Chuyện học thêm cũng có hai mặt, mặt tai hại là gây ra không biết bao nhiêu tốn kém mà thành công cốc cho nhiều gia đình nghèo túng, tạo thêm sự phân cực trong xã hội.

Nhưng cũng từ học thêm mà có thêm nhiều học sinh giỏi vừa lợi cho gia đình vừa lợi cho đất nước. Ít ra nữa thì cho con đến lớp học thêm, bố mẹ cũng an tâm hơn nhờ có thầy cô quản hộ, khỏi tình trạng nhốt con ở nhà một mình rất bất lợi. Đúng là từ triết học mà nhận thức về chuyện học thêm thì thấy nó phức tạp, liên quan đến những quy luật khắc nghiệt của cuộc sống như thế. Mà đã là quy luật thì chúng ta nghĩ sao trong cách xử sự thế nào cho hợp lý.

Cho nên ở đây có lẽ không nên lên án một chiều chuyện học thêm điều cần đòi hỏi đối với ngành giáo dục là phải bằng mọi cách nhanh chóng sớm xây dựng được một phương pháp dạy và học sao để không học thêm mà vẫn có học sinh giỏi, gây được sự an tâm cho các em và cho các bậc phụ huynh. Làm thế mới chính là đúng với quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin trong việc coi trọng vai trò chủ động của con người trước các quy luật của cuộc sống một khi đã không thể cưỡng lại hoàn toàn quy luật. Chuyện này rất khó, nhưng phải cố mà làm.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất