| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng thương hiệu gạo thơm

Thứ Năm 28/02/2013 , 10:16 (GMT+7)

Nhiều năm qua, Cty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ (Nông trường Cờ Đỏ), huyện Cờ Đỏ (TP.Cần Thơ), đầu tư đê bao kiểm soát lũ nên chủ động SX lúa 2 vụ/năm.

Nhiều năm qua, Cty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ (Nông trường Cờ Đỏ), huyện Cờ Đỏ (TP.Cần Thơ), đầu tư đê bao kiểm soát lũ nên chủ động SX lúa 2 vụ/năm.

Mục tiêu đến năm 2015 tổ chức phát triển vùng SX lúa giống và vùng nguyên liệu lúa thơm, lúa chất lượng cao gắn với ổn định thị trường tiêu thụ; đồng thời, xây dựng thương hiệu lúa gạo có uy tín chất lượng, bảo tồn và tích lũy đồng vốn, gia tăng lợi nhuận trong sản xuất, dịch vụ, chế biến kinh doanh lương thực.

Nói về hoạt động của Nông trường Cờ Đỏ, ông Hồ Minh Khải, GĐ Cty cho biết: “Vùng SX lúa tập trung với diện tích 5.664 ha trong tổng diện tích tự nhiên 5.960 ha được phân chia thành 8 lô; mỗi lô dài 8km, ngang 1km, có một con kinh nước ngọt từ sông Hậu qua kinh Bò Ót, kinh KH1 vào. Cty đã bố trí 2.527 hộ nông dân với diện tích sản xuất lúa gần giống nhau, bình quân 2,25 ha/hộ (45m x 500m). Vùng nước ngọt quanh năm này rất thích hợp cho việc sản xuất lúa 2 vụ ĐX và HT”.

Trên tuyến kinh trục trung tâm vào Thị trấn Cờ Đỏ, Cty bố trí 3 cửa hàng mua bán vật tư nông nghiệp và trại chăn nuôi thủy sản, cùng với 4 điểm kho lúa, nhà máy xay xát và các sân phơi, lò sấy để thu mua và chế biến tồn trữ lúa. Tổng sức chứa khoảng 30.000 tấn và 63 lò sấy tĩnh vỉ ngang với công suất 12-15 tấn/mẻ. Cty có thể bảo quản lúa từ 800 - 900 tấn/ngày. Trong các năm qua, Cty đã đầu tư hệ thống chế biến gạo, lau bóng, tách màu ở 3 cụm nhà máy thuộc địa bàn thành phố Cần Thơ, với công suất chế biến từ 300 - 400 tấn/ngày và kho chứa khoảng 20.000 tấn.


Sản phẩm làm ra Nông trường Cờ Đỏ thu mua lúa của dân

Đặc biệt, Cty có hệ thống trại giống lúa nguyên chủng tập trung ở 6 cụm với diện tích 50 ha. Hằng năm có khả năng sản xuất từ 500 - 600 tấn lúa giống nguyên chủng. Cty hiện đang hợp tác với Trường đại học Cần Thơ ứng dụng công nghệ điện di protein trong việc phục tráng, chọn lọc các giống lúa thơm đặc sản như Jasmine 85, VD20; với Viện Lúa ĐBSCL nhân các giống lúa đầu dòng có triển vọng. Các chủng loại giống hiện đang sản xuất tại Cty chủ lực là các giống lúa thơm đặc sản, như Jasmine 85 chiếm 70% diện tích, VD20 chiếm 5% và 25% còn lại sản xuất một số giống lúa khác như: OM6162, OM4218, OM6976… Từ nguồn giống nguyên chủng hằng năm, Cty sản xuất lúa giống xác nhận từ 400 - 600 ha, với sản lượng 2.500 - 3.000 tấn/năm.

Về tiêu thụ lúa gạo, với lúa giống nguyên chủng và xác nhận, Cty đã cung cấp khoảng 1.400 - 1.600 tấn/năm. Đa số bà con hợp đồng viên nhận lúa giống xác nhận của Cty để sản xuất lúa hàng hóa chiếm từ 85% - 90% diện tích và khoảng từ 800 – 1.000 tấn hợp tác các đơn vị tiêu thụ bên ngoài địa phương. Với lúa hàng hóa mà chủ yếu là giống lúa Jasmine chiếm 60 – 90% diện tích, sau khi thu hoạch bà con chở lúa lên 4 cụm nhà máy, lò sấy để làm khô hạt lúa và Cty mua lúa trực tiếp người nông dân theo giá thị trường ngay thời điểm nhập kho. Sản phẩm lúa được tồn trữ trong bao đay và được tiêu thụ ở thị trường trong nước và xuất khẩu trực tiếp.

Nhờ lợi thế tổ chức sản xuất và tồn trữ chế biến lúa thơm theo quy trình xuôi, nên sản phẩm gạo thơm luôn ổn định về chất lượng. Nghĩa là, lúa sau khi thu hoạch được đem về sấy ngay, không tồn trữ lâu trong bao, khi lúa khô với ẩm độ 15 - 16% được tồn trữ trong bao đay. Khi có yêu cầu của khách hàng thì tiến hành xay xát chế biến, nên vẫn giữ được mùi thơm và tỉ lệ gạo nguyên đạt khá cao.

Hàng năm Cty tổ chức thu mua lúa từ 43.000 - 46.000 tấn/năm. Đối với 3 điểm nhà máy chế biến gạo, Cty tổ chức thu mua gạo nguyên liệu để chế biến thành thành phẩm được tiêu thụ ở thị trường nội địa và xuất khẩu. Bình quân tiêu thụ hằng năm từ 25.000 - 30.000 tấn gạo thành phẩm, kim ngạch xuất khẩu từ 8 - 13 triệu USD mỗi năm.

Nói về mối quan hệ giữa nông trường và nông dân, Ông Khải cho biết thêm: “Cty và bà công nông dân cam kết ràng buộc nhau thông qua hợp đồng, trong đó trách nhiệm của Cty là đầu tư toàn bộ chi phí đầu vào của sản phẩm, thông qua việc cho vay theo qui định nhà nước; giá vật tư đầu tư theo thị trường ở từng thời điểm. Cty còn đầu tư chuyển giao khoa học kĩ thuật, cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật, như: thủy lợi, đê bao, lò sấy, sân phơi, tổ chức thu mua… Mặt khác, Cty tìm đầu ra cho sản phẩm lúa chất lượng cao như Jasmine 85. Cty cũng khuyến khích bà con trồng những giống lúa này, Cty sẽ thu mua theo giá trị trường của khu vực xung quanh theo từng thời điểm và đảm bảo giá sàn thu mua ít nhất ở mức lợi nhuận tối thiểu cho nông dân theo Nhà nước quy định, mà tiêu chuẩn quy định chất lượng sản phẩm lúa được công bố ngay từ đầu vụ”.

Về hiệu quả kinh tế, với mô hình tổ chức sản xuất lúa, phần lớn SX lúa thơm Jasmine (trị giá cao hơn lúa thường từ 15 - 20%) của Cty, từ khâu đầu tư đầu vào đến khâu đầu ra, bà con sản xuất giống lúa này có mức lợi nhuận từ 35 - 50% sau khi trừ hết chi phí. Cụ thể năm 2010 - 2012 năng suất bình quân cả năm là 12 tấn/ha; lợi nhuận từ 34 - 38 triệu đồng/ha/năm. Mặt khác về phía nông trường, Cty cũng có được sản phẩm ổn định về chất lượng được khách hàng đánh giá cao về tổ chức hoạt động nên sản phẩm tiêu thụ rất thuận lợi, hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt khá tốt.

Nói về mối liên kết 4 nhà, ông Hồ Minh Khải cho rằng: Vai trò “nhạc trưởng” phải do nhà Doanh nghiệp trực tiếp chủ trì. Cty phải xây dựng mối quan hệ với nhà khoa học nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học cho người nông dân, thông qua đội ngũ cán bộ kĩ thuật của Cty. Mặt khác, Cty tiếp thu chính sách và pháp luật của nhà nước có liên quan lĩnh vực sản xuất kinh doanh, để chuyển tải đến người nông dân. Đồng thời, Cty cũng phải là nhà doanh nghiệp trực tiếp tiêu thụ sản phẩm lúa của nhà nông với mục đích lợi nhuận tối thiểu 30% theo sự chỉ đạo của Chính phủ”.

Trên tinh thần hợp tác bền vững cùng có lợi, cho một mục tiêu nông nghiệp chung của nhà nước, Cty đã cùng nhà quản lí, nhà khoa học hợp tác với bà con hợp đồng viên ngày càng bền chặt. Điều đó hứa hẹn cho một năm nhiều thắng lợi!

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm