| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng thương hiệu tiêu Tiên Phước

Thứ Năm 17/05/2018 , 07:50 (GMT+7)

Dù có giá trị kinh tế cao gấp 5 - 7 lần so với các giống tiêu bình thường nhưng do nhiều nguyên nhân mà cây tiêu Tiên Phước ngày càng giảm dần diện tích đến mức báo động.

Với mục đích khôi phục và tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm, huyện Tiên Phước (Quang Nam đang nỗ lực phát triển cây tiêu trở thành cây trồng chủ lực.

08-38-08_1_3
Huyện Tiên Phước đã thành công bước đầu trong việc phục hồi giống tiêu đặc sản

Theo những tài liệu được Phòng Nông nghiệp huyện Tiên Phước tìm thấy thì cây tiêu bám đất Tiên Phước từ rất lâu đời. Đầu thế kỷ XVII, sản phẩm này đã là một trong những mặt hàng xuất khẩu của xứ Đàng Trong. Từ những năm 1980 – 1990, phong trào trồng tiêu lan rộng ra khắp các xã , tổng diện tích có thời điểm lên đến 450ha. Nhiều vườn cho thu hoạch với sản lượng lớn, mang lại lợi nhuận cao và tạo nguồn thu ngân sách cho huyện.

Sau thời hoàng kim này, đến những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, do các nguyên nhân như giá cả thị trường, tình hình sâu bệnh gây hại, người dân chưa tiếp cận được tiến bộ KHKT nên diện tích tiêu bị nhiễm bệnh chết nhiều. Đến năm 2010, chỉ còn khoảng 10ha, xuống ở mức báo động.

Trước tình hình này, huyện xác định cần phải khôi phục và phát triển cây tiêu Tiên Phước thành ngành SX chính trong cơ cấu nông nghiệp. Bằng việc chỉ đạo các địa phương và các ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT mới vào canh tác, hỗ trợ vốn... nên phong trào trồng tiêu đã được khơi dậy. Nhiều vườn được nông dân áp dụng kỹ thuật chăm sóc mới đem lại hiệu quả tích cực.

Từ năm 2012 – 2016, toàn huyện Tiên Phước đã trồng mới được hơn 100.000 choái, tương đương với 100ha tiêu giống địa phương; phục hồi hơn 20ha tiêu thời kỳ kinh doanh đã xuống cấp, khắc phục tình trạng sâu, bệnh gây hại chết hàng loạt sau mỗi mùa mưa; diện tích tiêu trồng mới tăng dần và phát triển.

08-38-08_2_4
Tiêu Tiên Phước có những đặc điểm mà các loại tiêu khác không có nên giá trị cao gấp nhiều lần

Ông Nguyễn Văn Huệ ở thôn 3, xã Tiên Cảnh cho biết: “Nhờ sự hỗ trợ về kinh phí của địa phương mà từ 3 choái tiêu cũ tôi đã nhân rộng ra vườn của mình đến 200 choái, hiện đã bắt đầu cho thu hoạch. Giá bán được 700.000 đồng/kg, cao gấp 7 lần tiêu bình thường. Tôi đang tiếp tục mở rộng diện tích trồng loại cây có giá trị này”.

Theo ông Tống Phước Thuần, cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Tiên Phước, đây là giống tiêu có giá trị cao nhất được biết đến trong cả nước, bởi có những đặc điểm mà các loại tiêu khác không có.

“Hạt tiêu Tiên Phước thuộc loại nhỏ vừa, phơi khô có màu đen, cay và đặc biệt có mùi thơm rất đặc trưng. Theo số liệu phân tích từ Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm TPHCM năm 2015, hạt tiêu Tiên Phước có nhiều chỉ tiêu đạt và vượt trên tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) như hàm lượng piperin đạt từ 6,07 - 6,38% (TCVN ≥4,0), đặc biệt là hàm lượng chất chiết ete là 7,18 - 7,89% (TCVN: ≥6,0) và hàm lượng dầu bay hơi từ 3,53 - 3,60% (TCVN: ≥2,0). Do đó, tiêu Tiên Phước được ưa chuộng trên thị trường trong nước, nhất là thị trường Đà Nẵng, Quảng Nam và cả thị trường quốc tế như Nhật bản, Trung Quốc, Đài loan, Nga...”, ông Thuần cho biết.

Huyện Tiên Phước đang tiếp tục tập trung hỗ trợ và huy động tối đa nguồn lực của nhân dân để phát triển cây tiêu theo hướng SX hàng hóa, an toàn dịch bệnh và bền vững; chọn lọc và nhân giống sạch bệnh, xây dựng vườn ươm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật...

08-38-08_3_3
Vườn giống thuần tiêu Tiên Phước
“Hiện tiêu Tiên Phước đã có nhãn hiệu tập thể. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiến hành đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm. Đưa tiêu Tiên Phước tham dự các hội chợ lớn để sản phảm được biết đến nhiều hơn”, ông Thuần cho biết.

 

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm