| Hotline: 0983.970.780

Xây hầm biogas: Đầu tư cao nhưng lợi gấp nhiều lần

Thứ Ba 23/12/2014 , 08:13 (GMT+7)

Đầu tư xây hầm biogas có thể phải bỏ ra cả chục triệu một lần nhưng thu được rất nhiều ích lợi. Đáng kể nhất là vệ sinh môi trường, tận dụng được khí sinh học, tận dụng được nước thải tưới rau màu.

Ở xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, khi đầu tư chuồng trại chăn nuôi, việc đầu tiên người dân nghĩ tới là xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải rắn.

Đây không phải là địa phương có phong trào chăn nuôi phát triển với khoảng 15 gia trại quy mô 30 đầu lợn trở lên, nhưng ông Cao Xuân Chiến, Phó Chủ tịch UBND xã Giao Tiến, khẳng định: “Đếm số lượng hầm biogas trên địa bàn xã thì không dưới 20 cái”.

Như vậy có nghĩa là, ngay cả những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ (từ 10 - 15 con) cũng hiểu được lợi ích từ việc xây dựng hầm biogas và đầu tư xây dựng.

Chúng tôi đến thăm trại nuôi lợn quy mô 80 con của ông Hoàng Văn Quyền, xóm 1, thôn Hùng Tiến, xã Giao Tiến – một trong những người đầu tiên xây dựng hầm chứa biogas tại địa phương.

Theo ông Cao Xuân Chiến, từ đầu năm 2014 đến nay, chính quyền xã đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân đăng ký xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi bằng hệ thống loa phát thanh của xã và các tài liệu liên quan về dự án “Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp”.
Hy vọng rằng, với mức hỗ trợ 3 triệu đồng/hầm chứa biogas sẽ tạo ra động lực to lớn để cải thiện môi trường chăn nuôi của địa phương.

Ông Quyền bảo: "Chuồng lợn nhà tôi xây dựng được 17 năm rồi. Nó nằm sát với các hộ gia đình khác, chỉ có phía sau đổ ra ruộng. Hồi đầu chăn nuôi chưa có bể biogas, phân lợn thải ra nền chuồng tôi trộn lẫn rơm để ủ, tốn rất nhiều thời gian.

Lúc nhiều việc, phải 1 tuần mới dọn chuồng một lần, mùi phân theo gió tạt vào nhà thối không chịu được. Bà con lối xóm kêu ca nhiều lắm, mình nghe cũng nhái mặt, định bàn với vợ đóng cửa chuồng trại để giữ tình làng. Một lần, có ông bạn ở xã Giao Nhân sang chơi và bày cho cách xây hầm biogas.

Thời điểm năm 2000, số đầu lợn của gia đình lúc cao nhất chỉ dừng lại ở 40 con. Tôi thuê đội thợ xây dựng một hầm chum thể tích 9 m3. Mỗi ngày 2 lần xả nước đẩy phân xuống hố nên nền chuồng luôn sạch. Mùi hôi thối cũng giảm đến 70 - 80%. Từ ấy, các hộ lân cận không kêu ca gì nữa.

Những năm tiếp theo, tôi đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi lên 80 con. Thấy lượng chất thải rắn nhiều quá, phân chưa kịp lắng và nhả khí các bon đã trôi ra ngoài môi trường, tôi lại tiếp tục đầu tư xây thêm 2 bể phụ thể tích 6 m3 để xử lý dứt điểm lượng phân thừa. Do đó, dù nuôi số lượng lớn đầu lợn nhưng gần như không thấy mùi hôi. Xây hầm chứa biogas, gia đình tôi như có thêm một công nhân dọn chuồng”.

Khí gas từ hầm biogas phát sinh, gia đình ông Quyền tận dụng để đun nấu và thắp sáng rất hiệu quả. Một số gia đình lân cận cũng bắc dây dẫn sang để sử dụng nhờ. Ngoài ra, nước thải thu được từ hầm lắng của hầm biogas được gia đình ông múc lên để tưới cho 6 sào lúa, hoa màu.

“Tôi được biết, trong nước thải thu được từ công trình biogas có chứa một lượng đạm hữu cơ cao hơn từ 1,2 - 1,5 lần so với các phương pháp ủ phân gia súc, nên cây trồng lớn rất nhanh, năng suất cao mà chẳng phải bỏ một đồng chi phí phân bón nào”, ông Quyền nói thêm.

Chỉ tính riêng thôn Hùng Tiến đã có tới 6 hộ chăn nuôi sử dụng công nghệ hầm chứa biogas để xử lý chất thải chăn nuôi. Điều đặc biệt, đa số các hộ dân đều chủ động thiết kế hầm chứa biogas trước khi xây dựng chuồng trại.

Theo giải thích của ông Hoàng Văn Thực (một hộ chăn nuôi đầu tư công trình khí sinh học biogas) thì: “Chúng tôi được chứng kiến người khác làm có hiệu quả nhiều mặt thì mới yên tâm đầu tư. Thú thực, một lúc phải bỏ ra cả chục triệu đồng để xây hầm chứa biogas composite phục vụ xử lý phân chuồng cũng xót lắm, nhưng cái lợi thu được thì gấp rất nhiều lần”.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm