| Hotline: 0983.970.780

Xây kho... khó trăm bề

Thứ Ba 09/08/2011 , 08:58 (GMT+7)

Xây dựng hệ thống kho nhằm đạt mục tiêu nâng khả năng dự trữ lúa gạo ở ĐBSCL lên 4 triệu tấn là một chủ trương lớn của Chính phủ. Tuy nhiên, việc thực hiện chương trình này đang rất chậm vì vướng đủ đường.

Xây dựng hệ thống kho nhằm đạt mục tiêu nâng khả năng dự trữ lúa gạo ở ĐBSCL lên 4 triệu tấn là một chủ trương lớn của Chính phủ. Tuy nhiên, việc thực hiện chương trình này đang rất chậm vì vướng đủ đường. 

Kho chứa gạo của Cty Lương thực An Giang

3 NĂM CHƯA CÓ ĐẤT

Gần 3 năm trước, Cty TNHH MTV Lương thực TP HCM (FOODCOSA) quyết định đầu tư xây dựng một nhà máy chế biến gạo đồ công suất 300 tấn lúa/ngày, tổng vốn đầu tư khoảng 150 tỷ đồng. Đồng thời, công ty cũng quyết định đầu tư xây dựng một xí nghiệp chế biến gạo trắng công suất 80.000 tấn lúa/năm, tổng vốn đầu tư 80 tỷ đồng. Đi kèm theo hai nhà máy đó là hệ thống kho chứa lớn. Tổng diện tích cho toàn bộ các dự án trên là 10 ha.

 Sau một thời gian tìm kiếm vị trí đặt nhà máy, Cty đã quyết định chọn một địa điểm ở xã Mỹ Hòa, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Đây là nơi nằm giữa vựa lúa An Giang, lại có điều kiện thuận lợi về giao thông thủy bộ, để có thể tập kết lúa từ những địa phương khác như Đồng Tháp, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu … Sau khi hoàn thành, 2 nhà máy này sẽ giúp cho FOOCOSA tăng năng lực cạnh tranh, tăng thêm lợi nhuận, có thể mua lúa trực tiếp cho nông dân và góp phần làm tăng thêm năng lực trữ lúa gạo hàng hóa ở ĐBSCL theo chương trình 4 triệu tấn kho.

Theo dự kiến, vào cuối năm ngoái, Cty sẽ khởi công xây dựng 2 nhà máy này. Thế nhưng trong suốt gần 1 năm qua, cứ nhắc đến chuyện khi nào chính thức khởi công nhà máy, ông Huỳnh Công Thành, GĐ FOODCOSA lại không giấu được sự chán nản vì dự kiến là thế, nhưng do chưa nhận được mặt bằng, nên Cty mãi vẫn chưa tiến hành khởi công được. Đầu tháng 8, khi tôi nhắc lại với ông Thành câu hỏi đó, ông lại cười buồn mà rằng “Đến giờ, Cty đã nhận được một cục đất nào đâu?”.

Theo ông Thành, cái vướng nhất hiện nay là công tác thu hồi đất, bàn giao mặt bằng. Theo chủ trương củ Chính phủ, công việc này do huyện Chợ Mới thực hiện. Tuy nhiên, huyện lại chưa có kinh phí để làm việc này. Trước tình thế đó, FOODCOSA đã ứng cho huyện 20 tỷ đồng, tương đương với toàn bộ giá trị đền bù, giải phóng mặt bằng. Thế nhưng đến nay, công tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa đâu vào đâu khi có nhiều hộ vẫn chưa chịu di dời đi nơi khác. Cty đã nhiều lần họp bàn với huyện mà tiến độ giải phóng mặt bằng vẫn cứ ì ạch.

Không chỉ có FOOCOSA bị kẹt bởi việc giải phóng mặt bằng ở Mỹ Hòa, Chợ Mới. 10 ha nói trên của FOODCOSA chỉ là một nửa trong một khu đất có tổng diện tích 20 ha, mà nửa còn lại được giao cho các đơn vị khác trong ngành lương thực để xây kho trữ lúa gạo theo chương trình 4 triệu tấn kho. Đến giờ, cũng như FOODCOSA, cả 3 công ty này đều chưa nhận được một ô đất nào, dù họ đều đã ứng toàn bộ giá trị giải phóng mặt bằng, tái định cư, cho huyện Chợ Mới.

ĐẠI GIA CŨNG VƯỚNG

Là đơn vị lớn nhất trong ngành lương thực, nên để đáp ứng yêu cầu có 4 triệu tấn kho trữ lúa gạo ở ĐBSCL, TCty Lương thực Miền Nam (VINAFOOD II) được Chính phủ giao cho việc xây dựng thêm 1 triệu tấn kho. Thời hạn cuối để hoàn thành là tháng 6/2012. Nhưng cho đến thời điểm này, VINAFOOD II mới xây dựng được 300 ngàn tấn kho. Ông Trương Thanh Phong, TGĐ VINAFOOD II, cho biết với tiến độ xây dựng như trên, đến hết năm nay, may ra TCty mới làm được 600.000 tấn kho. Và nhiều khả năng, đến hết thời hạn Chính phủ giao, TCty khó mà hoàn thành được chỉ tiêu 1 triệu tấn kho.

Vì sao một đại gia như VINAFOOD II lại chậm trễ xây kho như vậy? Theo ông Phong, nguyên nhân chính vẫn là chuyện giải phóng mặt bằng. Chủ trương xây kho rất được chính quyền các địa phương ủng hộ. Và đây là chủ trương của Chính phủ, nên các địa phương có nhiệm vụ giải phóng mặt bằng rồi bàn giao cho VINAFOOD II. Nhưng công tác giải toả, đền bù, tái định cư ở nhiều nơi có đặt dự án kho bãi, lại rất chậm. Có những dự án kho bãi, đã 2-3 năm nay vẫn chưa giải toả đền bù xong như Chợ Nông sản Cần Thơ, dự án ở Chợ Mới (An Giang) …

Quá sốt ruột với tiến độ giải phóng mặt bằng, VINAFOOD II đã phải ứng tiền đưa cho các địa phương để thúc đẩy công việc này. Nhưng đến giờ, vẫn còn tới 7 dự án kho bãi chưa nhận được miếng đất nào. Ông Phong thổ lộ “Ở những dự án, nếu muốn nhanh có đất, chắc TCty phải tự đi đàm phán với từng hộ dân chưa chịu di dời. Nhưng làm thế, thì số tiền giải toả, đền bù sẽ bị đội lên rất nhiều”.

Ở nhiều dự án đã nhận được đất, việc xây dựng công trình cũng khá chậm chạp. Nguyên nhân trước hết là thiếu vốn. Theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có trách nhiệm giải ngân vốn cho chương trình 1 triệu tấn kho của VINAFOOD II, tổng vốn gần 3.000 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi 11%/năm. Nhưng đến thời điểm này, số tiền mà Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã giải ngân cho VINAFOOD II chẳng được là bao. TCty đành phải tự lực hoặc vay vốn thương mại với lãi suất tới 18,5%/năm. Trước đây, để “né” cái lãi suất cao này, VINAFOOD II đã đi vay ngoại tệ. Bây giờ, không được vay ngoại tệ để đầu tư xây dựng cơ bản, đơn vị đành cắn răng vay tiền Việt với lãi suất quá cao.

Và có lẽ vì đã quá thấm thía, mệt mỏi với những khó khăn, trì trệ trong chương trình xây dựng 1 triệu tấn kho, ông Phong không ngần ngại khẳng định rằng chỉ có tư nhân làm kho là khoẻ nhất. Một cái kho 10.000 m2, “ông” tư nhân làm cái roẹt, chừng 5-6 tháng là xong. Còn “ông” nhà nước họp lên họp xuống, bàn đi bàn lại, mà 2 năm trời chưa chắc đã làm xong.

Đã khổ vì thiếu vốn, VINAFOOD II còn phải mệt mỏi, đánh vật với rất nhiều thủ tục. Điều đáng nói, những thủ tục này không những nhiêu khê, phức tạp, mà nhiều khi còn không phù hợp với thực tế. Chẳng hạn, khi triển khai dự án thì cái gì cũng phải thông qua đấu thầu. Nhưng có những khâu, có muốn “đấu” cũng chẳng được. Đơn cử trong việc sản xuất các thiết bị xay xát, đánh bóng gạo …, chỉ có 2 đơn vị tạo được sự tin tưởng của các công ty lương thực về mặt chất lượng là doanh nghiệp của ông Bùi Văn Ngọ (Tiền Giang) và một công ty cơ khí ở Long An.

Nhưng vì là “của hiếm”, nên những đơn vị này luôn trong tình trạng làm không hết việc, chẳng tội tình gì phải mang hồ sơ đi dự thầu ở một dự án kho nào đó. Thành ra, nếu buộc phải tổ chức đấu thầu thiết bị xay xát, đánh bóng gạo, công ty lương thực nào cũng “run” vì những đơn vị vác hồ sơ đến dự thầu thường không đảm bảo về chất lượng máy móc.

Chính vì thế, tại nhiều dự án kho, ở khâu mua sắm máy móc, thiết bị xay xát, đánh bóng gạo …, VINAFOOD II đã xin thay đấu thầu bằng chỉ định thầu. Nhưng khi đã có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền, việc chỉ định thầu cũng chẳng hề dễ dàng bởi phải làm rất nhiều thủ tục chẳng khác gì đấu thầu. Có lẽ vì đã quá mệt mỏi chờ đất, chờ vốn và các thủ tục rắc rối, nhiêu khê, VINAFOOD II đã từng tính tới việc đi mua lại kho của các doanh nghiệp tư nhân rồi cải tạo, nâng cấp …, cho khoẻ. Nhưng vì lo ngại về chất lượng các kho này, nên lại thôi.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm