| Hotline: 0983.970.780

Xây nhà Thái nhờ... rau dấp cá

Thứ Tư 18/08/2010 , 10:23 (GMT+7)

Cây rau dấp cá đã cứu cánh nhiều gia đình ở xã Nhị Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, giúp nhiều hộ trở nên giàu có.

Ông Trần Văn Giàu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nhị Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, dẫn chúng tôi tham quan cánh đồng trồng rau dấp cá (diếp cá) ở ấp Đông B. Dọc theo bờ kênh nước trong xanh, dưới tán hàng cây dừa quanh năm tỏa bóng mát, những chiếc xe đẩy (cút kít) nối đuôi nhau chở rau dấp cá mang ra điểm tập kết để cân cho những thương lái, chủ xe tải chở về thành phố HCM, Hà Nội, Trung Quốc, phân phối cho các chợ đầu mối.

Ông Trần Văn Giàu, cho biết: Nhị Bình là một xã có vùng chuyên canh trồng cây rau dấp cá lớn nhất tỉnh Tiền Giang nói riêng, đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Cả xã có 8 ấp, diện tích trồng tập trung ở ấp Nam và ấp Đông B, những năm gần đây người dân mạnh dạn chuyển đổi 144 ha đất lúa sang trồng rau dấp cá, năng suất đạt từ 70 – 80 tấn/ha, với giá bán ổn định từ 5.000 đ/kg trở lên thì trồng rau dấp cá đang là mô hình “siêu lợi nhuận”, nông dân thu nhập trên 300 triệu/ha. Nhờ trồng rau dấp cá nhiều hộ nông dân đã xây được nhà kiên cố, nuôi con ăn học thành đạt, mua xe tải…

Chị Nguyễn Thị Ngọc Mai, ở ấp Đông B phấn khởi kể: Cây rau dấp cá đã cứu cánh nhiều gia đình ở đây, nhiều hộ trở nên giàu có. Nhờ hái rau dấp cá vợ chồng tôi mới xây được ngôi nhà theo kiểu Thái, dù chưa hoàn thiện, tính sơ sơ đã nửa tỷ đồng. Tuy chưa phải là biệt thự nhưng cách đây vài năm, ngôi nhà như vậy cũng chỉ có trong giấc mơ. Trước đây gia đình khó khăn lắm, hai vợ chồng mới cưới nhau không có nhà, phải dắt nhau ra ở trong một cái chòi lá, trống tuềnh, trống toàng, thắp 1 ngọn đèn sáng cả trong nhà lẫn ngoài sân. Tôi đã từng làm lúa, trồng hoa màu, rồi chuyển qua trồng nhãn, trong quá trình trồng thấy cây nhãn không phù hợp với thổ nhưỡng, dẫn đến không có hiệu quả. Năm 2000 tôi chuyển qua trồng rau dấp cá, hồi mới trồng do còn thiếu kỹ thuật, chưa có kinh nghiệm, rau phát triển kém chưa đạt năng suất. Nhờ được đi học các lớp tập huấn do hội nông dân xã tổ chức, tới nay tôi không những trồng giỏi mà còn hướng dẫn cho nhiều chị em phụ nữ cùng làm.

Chị Mai cho biết tiếp: Hiện nay xã Nhị Bình đã thành lập hợp tác xã rau an toàn, để hướng dẫn cho nhau kỹ thuật trồng, quy trình chăm sóc, bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giới thiệu và bao tiêu sản phẩm tránh tư thương ép giá… Chính vì vậy bây giờ trồng rau dấp cá dễ lắm, ai trồng cũng được, nếu so với trồng lúa thì trồng rau dấp cá nhàn hơn nhiều, đầu tư giống vốn ít, hiệu quả kinh tế cao 4 – 5 lần.

Cách trồng: Kỹ thuật trồng rất đơn giản, trồng bằng cây con, tách cây giống từ những ruộng đã thu hoạch được 1 năm trở nên là tốt nhất, lưu ý tách những cây ở mép luống cây trồng sẽ phát triển mạnh.

Làm đất: Rau dấp cá rất ưa nước, thích hợp với đất sình ở ruộng chân trũng, ruộng luôn luôn xâm xấp nước là tốt nhất. Cày bừa kỹ, rồi san cho phẳng, lên luống chiều rộng khoảng 3m, chiều dài tùy theo khổ đất, cao 10cm. Trước khi trồng cần bón lót phân hữu cơ hoặc phân bón rễ Vl 07, 10 kg trộn với 20kg phân lân (cho 1.000m2). Tách cây con 60 ngày tuổi, trồng cây x cây 10cm, hàng x hàng 20cm, mỗi gốc 3 – 4 nhánh.

Chăm sóc: Dấp cá trồng được 15 ngày, làm sạch cỏ bón 20kg urê, 20kg NPK 20 – 20 – 15. Nên bón vào chiều mát, khi bón xong cần xịt nước để phân không dính lá. 10 ngày sau khi nảy nhánh con, ta cắt bỏ cây mẹ (nếu không cắt bỏ, dấp cá phát triển kém), tiến hành bón phân đợt 2 (giống đợt 1), mùa nắng tưới 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và chiều mát.

Thu hoạch: Từ khi trồng tới thu hoạch lứa đầu khoảng 90 ngày, dùng dao sắc cắt sát gốc, đặt rau trên một cái bao, dùng dây nilon buộc lại cân cho thương lái. Nếu trồng diện tích nhiều thì ngày nào cũng có rau cắt bán (cắt xoay vòng).

Hiện nay chị Mai trồng hơn 4 công, mỗi ngày chị cắt bán từ 200 – 500kg với giá dao động từ 5.000 – 20.000kg.

Qua việc chuyển đổi từ đất lúa kém năng suất sang trồng rau dấp cá, gia đình chị Nguyễn Thị Ngọc Mai đã xây được nhà kiên cố, nuôi hai con theo học đại học và cao đẳng. Ngoài ra còn tạo điều kiện thường xuyên cho 5 lao động, chủ yếu là công cắt rau, cứ 100 kg rau người lao động hưởng 50.000đ.

Cùng với suy nghĩ của chị Mai, anh Đào Văn Tư, người cùng ấp vui vẻ cho biết: Để có nhà đẹp, có đất như ngày hôm nay là nhờ trồng rau dấp cá. Trước đây gia đình tôi cũng vất vả lắm, hai vợ chồng từ hai bàn tay trắng, ngày ngày phải đi làm thuê, cắt rau mướn để kiếm ăn qua ngày. Từ khi tích cóp được ít vốn tôi đầu tư mua đất để trồng rau dấp cá. Sau 10 năm gắn bó với nghề trồng rau đến nay nhà tôi đã có trong tay 1ha chuyên trồng rau dấp cá.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm