| Hotline: 0983.970.780

Xe “dù”, bến “cóc” đại náo… Sài Gòn

Thứ Hai 08/02/2010 , 20:11 (GMT+7)

Tất cả các cửa ngõ ra vào TP.HCM đang náo loạn bởi các chuyến xe “dù” bắt khách trái luật ồ ạt xuất hiện. Trong khi đó phía trong nội thành, các bến “cóc” bán vé xe Tết không phép mọc nhiều như nấm sau mưa…

Tất cả các cửa ngõ ra vào TP.HCM đang náo loạn bởi các chuyến xe “dù” bắt khách trái luật ồ ạt xuất hiện. Trong khi đó phía trong nội thành, các bến “cóc” bán vé xe Tết không phép mọc nhiều như nấm sau mưa…

Xe “dù” bắt khách ngay giữa đường tại các cửa ngõ ra vào TP.HCM.

Khoảng một tuần gần đây, cứ từ sáng sớm cho đến tận tối mịt, tại khu vực tuyến Quốc lộ 13 phía ngoài cổng Bến xe miền Đông (TP.HCM) diễn ra cảnh xe “dù” bắt khách trái luật.

Sáng 8/2 có mặt tại cổng bến xe này, chúng tôi ghi nhận rất nhiều xe “dù” vi phạm với các điểm “nóng” là cây xăng Huệ Thiên 1, 2, 3 và từ khu vực cầu Bình Triệu đến cầu Bình Phước (quận Thủ Đức). Đặc biệt, chiếc xe mang biển số 98H-150… đi tuyến TP.HCM-Bù Đốp (Bình Phước) ngay sau khi chui ra từ Bến xe miền Đông chưa đầy 100 mét đã bất ngờ tấp vào lề tới 3 lần để rước khách khiến nhiều người điều khiển xe máy phía sau loạng choạng suýt té ngã.

Bát nháo!

Theo Sở GTVT TP.HCM, để bảo vệ quyền lợi người dân về quê đón Tết, kế hoạch phối hợp xử lý xe “dù”, “bến cóc” đã được lực lượng CSGT và Thanh tra GTVT triển khai. Ông Lê Hồng Việt - Phó chánh Thanh tra Sở GTVT cho biết, mấy ngày qua thanh tra đã xử phạt hàng trăm trường hợp xe đậu rước khách không đúng nơi quy định, xe không có sổ nhật trình, không có hợp đồng vận chuyển... Mỗi trường hợp vi phạm bị xử phạt từ 400.000 đồng trở lên, kết hợp với tạm giữ giấy tờ 30 ngày. Tuy nhiên, Thanh tra GTVT TP cũng nhìn nhận rằng, do lực lượng kiểm tra quá mỏng nên tình hình vẫn còn quá bát nháo.

Chiếc xe khách biển số 52LD-230… chạy tuyến TP.HCM-Vũng Tàu vừa ra khỏi cổng đã tấp vào cây xăng Huệ Thiên 1 giả bộ đổ xăng nhưng thực chất để rước gần chục vị khách đợi sẵn.

Đặc biệt, chiếc xe mang biển số 34K-867… chạy tuyến TPHCM-Hải Dương không hiểu sao khi ra khỏi bến nhưng khách trên xe vắng tanh. Hoá ra, chiếc xe này đã “tập kết” rất nhiều khách “dù” ngay gần chợ Bình Triệu (Thủ Đức) để ăn trọn khoản phí và nghĩa vụ thuế với nhà nước.

Tương tự, quanh khu du lịch Suối Tiên (Quốc lộ 1A), lượng xe “dù” ngang nhiên đậu đón khách ngay giữa đường nhiều vô kể và hết sức nguy hiểm. Xe khách mang biển số 54M-597… chạy tuyến TP.HCM-Bình Định vừa chạy tới cổng Suối Tiên bất ngờ đứng khựng lại ngay giữa đường, một thanh niên từ trong xe nhảy phốc ra giữa dòng xe máy đông nghẹt và nhanh chóng lôi tuột hai vị khách (1 nam, 1 nữ) lên xe khiến dòng xe đông nghịt đang lưu thông bất ngờ bị ùn tắc.

Tại khu vực ngã ba Lâm Viên (trước Đài Liệt sĩ TP) và ngã ba Tân Vạn (Thủ Đức) đã hình thành một đội ngũ “cò” xe rất táo tợn và manh động, hùng hổ giành giật, chèo kéo khách gây mất trật tự nghiêm trọng. Điều đáng nói, dù đây là những điểm “nóng” về tình trạng xe “dù”, nhưng rất ít khi thấy xuất hiện bóng dáng cảnh sát giao thông.

Ghi nhận của NNVN cho thấy, hầu hết xe “dù” đều chở quá tải và nhồi nhét khách đến nghẹt thở nhưng không hề bị xử lý. Chính vì thế, ở đây luôn có hàng trăm chiếc xe khách lớn nhỏ quần thảo suốt ngày đêm, hò hét, tranh giành bắt khách và đậu xe giữa đường bốc dỡ hàng hoá một cách công khai.

Vừa ra khỏi cổng Bến xe miền Đông, hai chiếc xe này đã mở tung cửa để đón khách “dù”.

Trong khi đó, tại các quận Tân Bình, Tân Phú nơi tập trung nhiều người lao động đến từ miền Bắc và miền Trung, từ cả tháng nay đã xuất hiện ồ ạt các điểm bán vé xe tết trái phép. Ngay khi PV NNVN đến khu vực đường Vườn Lan (P.10, Q.Tân Bình) đã ghi nhận tới 3 điểm bán vé xe chạy tuyến TP.HCM-Quảng Nam, Quảng Ngãi công khai, trong khi các điểm này chỉ được cấp phép chạy du lịch.

Gần 9h sáng ngày 8/2 tại điểm bán vé Ba Nga (số 88 Vườn Lan) xuất hiện chiếc xe khách lớn mang biển số 53S-185… đậu chềnh ềnh ngay dưới lòng đường chật hẹp. Hàng chục người tay xách nách mang hành lý nháo nhào giành giật đăng ký gửi hàng hoá khiến con đường bỗng dưng ồn ào như trong… bến xe!

Ngang nhiên tổ chức bến “cóc” và bán vé xe tết tại đường Vườn Lan (P.10, Q. Tân Bình) sáng ngày 8/2/2010.
Một hành khách tên Nguyễn Thị Thy làm công nhân may tại TP.HCM cho biết, chiếc xe này chạy về Quảng Nam lúc 9h với giá vé “cắt cổ” lên tới 400.000 đồng/vé. “Bình thường chỉ khoảng 250.000 đồng, vậy mà giờ tăng gần gấp đôi!” - chị Thy ngao ngán nói.

Tuy nhiên, khi PV NNVN trong vai hành khách có nhu cầu mua vé về quê để tiếp cận với chủ cơ sở Ba Nga mới phát hiện giá vé từ ngày 26 đến 30 Âm lịch còn “khủng” hơn khi được rao bán với giá 480.000 đồng/vé. Đặc biệt, nếu khách có nhu cầu gửi theo một chiếc xe máy thì phải chi từ 400.000 - 600.000 đồng/xe tùy loại (xe số hay tay ga).

Cắt ngang đường Vườn Lan, dọc đường Hồng Lạc cũng xuất hiện gần chục điểm bán vé xe Tết chui chạy tuyến TP.HCM đi các tỉnh miền Trung. Tại điểm bán vé xe Tết trưng bảng hiệu Thanh Thúy, dù phía trên bảng hiệu ghi chuyên dịch vụ xe du lịch nhưng bên dưới lại treo băng rôn rất đậm: “Bán vé xe đò Tết các tuyến Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng”. Sát đó là điểm bán vé bảng hiệu Trần Hòa, Đại Lộc, Đình Nhân, Bích Nga, A Tỷ.... Thậm chí, một số cửa hàng tạp hoá, giặt ủi trên đường này cũng được trưng dụng bán vé xe Tết trái phép.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm