| Hotline: 0983.970.780

Xét tuyển NV3: Trường ngoài công lập thắng thế

Thứ Năm 29/09/2011 , 11:18 (GMT+7)

Rất bất ngờ, các trường ngoài công lập đang chiếm thế thượng phong ở giờ chót khi hồ sơ xét tuyển ồ ạt gửi về.

Tưởng như “cuộc chiến” NV3 sẽ là chuyện nội bộ của các trường công lập thì bất ngờ, các trường ngoài công lập lại… chiếm thế thượng phong ở giờ chót khi hồ sơ xét tuyển ồ ạt gửi về. Ở thế ngược lại, các trường công lập còn thừa chỉ tiêu NV3 ở các ngành sư phạm… chính thức trở thành “thảm họa đầu vào” khi hầu hết các ngành chỉ lấy bằng điểm sàn.

“XÉT TUYỂN TRƯỜNG NGOÀI CÔNG LẬP CHO CHẮC ĂN”

Đến nay, trường ĐH DL Hải Phòng đã nhận được hơn 200 hồ sơ, GS Trần Hữu Nghị, hiệu trường nhà trường cũng khá bất ngờ về điều này, ông chia sẻ: “Nhiều phụ huynh và học sinh đến nộp hồ sơ xét tuyển cho rằng, nộp vào các trường ngoài công lập cho chắc ăn, bởi lẽ, trước đó, nhiều thí sinh đã “nếm trái đắng” khi trượt NV2 ở các trường công lập”.

Theo quan sát của NNVN, tại trường ĐH Nguyễn Trãi, trường này đã gần đủ chỉ tiêu được Bộ GD-ĐT giao. Phụ huynh Nguyễn Thị Thu, có con là Trần Văn Thế chia sẻ: “Việc quyết định nộp hồ sơ xét tuyển vào trường ngoài công lập được gia đình quyết định khá kĩ, bởi với số điểm 16, thì con tôi khó có thể trượt được. Gia đình tôi cũng tìm hiểu kĩ về các trường ngoài công lập, trường nào dạy và học tốt chứ không quyết định bừa”. Trước đó, thí sinh này đã trượt xét tuyển NV2 vào một trường công lập ở phía Nam.

Tương tự ĐH DL Hải Phòng, ĐH Nguyễn Trãi thì những trường như ĐH Thành Đô, ĐH Thành Tây, ĐH Dân lập Văn Lang, ĐH Duy Tân… đều bội thu hồ sơ, mới chỉ 1 tuần xét tuyển nhưng các trường này đều thu hút được phân nửa thí sinh, trường “đìu hiu” nhất cũng đã tuyển được 1/3 so với chỉ tiêu của Bộ GD-ĐT giao.

Các nhóm ngành của trường ngoài công lập hút thí sinh vẫn tập trung chủ yếu ở kinh tế, ngoại ngữ, còn các ngành xã hội… vẫn chỉ lác đác một vài hồ sơ.

Ông Nguyễn Quốc Hợp, hiệu trưởng trường ĐH Văn Hiến chia sẻ: “Các trường ngoài công lập như chúng tôi hiện tại thì bớt lo đi một tý, nhưng có điều này, các thí sinh tham gia xét tuyển thế thôi, trúng thì cũng đi học nhưng các năm sau lại thi lại, nếu đậu trường khác lại đi nên hàng năm, số lượng sinh viên cứ vơi đi một ít. Chúng tôi hay gọi là: vui đấy rồi buồn đấy”.

NGÀNH SƯ PHẠM… ĐÌU HIU

Trường ĐH An Giang đang gặp khó ở một loạt các ngành sư phạm, ngành Sư phạm Toán học, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Tiểu học và có ngành chỉ mới có một, hai hồ sơ tham gia xét tuyển. Các trường ĐH Đà Lạt, ĐH Huế đều là những trường có truyền thống đào tạo nhưng trong thời điểm xét tuyển NV3, phòng đào tạo các trường đều xác nhận, trường nhận được rất ít hồ sơ, “Nếu không đủ thí sinh thì sẽ đóng cửa ngành”. 

Trường ĐH Tây Bắc và ĐH Thái Nguyên đều xét tuyển NV3 ở một loạt ngành sư phạm, tuy nhiên, phía phòng đào tạo ĐH Tây Bắc cho biết, hiện có một số ngành chỉ mới có 1 đến 2 hồ sơ và rất khó để hoàn thành chỉ tiêu.

Theo quan sát của phóng viên NNVN, hầu hết các ngành sư phạm của ĐH vùng đều lấy bằng điểm sàn, song song, là xét tuyển NV2 và 3. Một số ngành sư phạm tại các trường, nếu xét tuyển đúng điểm chuẩn NV1 chỉ có chưa đầy 10 thí sinh trúng tuyển, cá biệt, ngành như Sư phạm Tin học (ĐH Tây Bắc) chỉ có 3 thí sinh đạt điểm sàn ở NV1.

Tương tự là các ngành khoa học cơ bản, xã hội nhân văn tại các trường ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội; ĐH Quốc gia TP.HCM); ĐH Thái Nguyên; ĐH Huế; ĐH Đà Nẵng; ĐH Tây Bắc; ĐH Hồng Đức; ĐH Vinh…, hầu hết các ngành đều lấy bằng điểm sàn hoặc trên sàn 1 đến 2 điểm, nhưng đều phải xét tuyển đến NV3 mới mong đủ chỉ tiêu. 

Sau khi kết thúc đợt xét tuyển NV3, sẽ không ngạc nhiên khi những ngành học này được xét vào dạng “thảm họa đầu vào”. Bởi lẽ, đến cả ngôi trường danh giá ĐH Sư phạm Hà Nội cũng chỉ đưa ra mức điểm chuẩn: Sư phạm Tin học: 16; Sư phạm kĩ thuật Công nghiệp: 15; Sư phạm Sinh học: 16,5; Sư phạm Lịch sử: 16,5; Sư phạm Địa lý: 17… thì những trường đào tạo giáo viên khác khó có thể làm được điều kì diệu.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm