| Hotline: 0983.970.780

Xi măng hỗ trợ bị "tắc"

Thứ Năm 11/07/2013 , 10:15 (GMT+7)

Theo thống kê của UBND huyện Đông Hòa, tháng 6 nhu cầu đăng ký xi măng 924 tấn nhưng chỉ mới nhận 337 tấn.

Theo đề án xây dựng NTM, UBND tỉnh Phú Yên hỗ trợ 100% xi măng, cống qua đường, chi phí vận chuyển, kinh phí quản lý làm đường giao thôn nông thôn, phần còn lại xã và nhân dân chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng, thi công và các chi phí khác.

Thời gian qua, các địa phương làm tốt công tác huy động sức dân xây dựng đường giao thông nông thôn, phong trào “Chung sức, chung lòng xây dựng NTM”, lan rộng từ đồng bằng đến miền núi. Thế nhưng mới bắt đầu triển khai thực hiện đề án thì bị “vướng” do nguồn xi măng không đủ cung cấp.

Vừa làm vừa chờ xi măng

Tại xã Hòa Phong (Tây Hòa), tuyến đường từ cầu Ba Thu đến chùa Thanh Hương thuộc thôn Mỹ Thạnh Đông 2, dài 416 m do thiếu xi măng nên mới thi công hơn phân nửa. Những đống cát sạn tập kết chờ có xi măng tiếp tục thi công nằm cạnh góc đường.


Tuyến đường từ cầu Ba Thu đến chùa Thanh Hương thuộc xã Hòa Phong (Tây Hòa) do thiếu xi măng nên mới thi công hơn phân nửa

Ông Nguyễn Lộc, một người dân ở Mỹ Thạnh Đông 2, cho hay: “Con đường này đổ bê tông nhưng niềm vui người dân chưa trọn vì đang đi ngon lành bỗng tới đoạn đường cũ sập ổ gà, ổ voi. Có thời điểm lưu lượng xe qua lại nhiều cuốn bụi mịt mù, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân quanh vùng”.

Tương tự, tuyến từ nhà ông Nguyễn Dạn đến bờ vùng Núi Cát thuộc thôn Mỹ Thạnh Đông 1, cũng thuộc xã Hòa Phong, dài 285 m nhưng chỉ mới đổ bê tông 20 m rồi dừng lại do thiếu xi măng. Theo kế hoạch, tháng 6, xã Hòa Phong tiến hành bê tông hóa trên 2.000 m đường giao thông nông thôn, với số lượng xi măng đăng ký là 379 tấn, tuy nhiên chỉ nhận 335 tấn xi măng.

Ông Ngô Anh Dũng, Chủ tịch UBND xã Hòa Phong, cho hay: “Hôm đổ bê tông được nửa chừng thì hết xi măng, công nhân phải kéo máy trộn, vác xẻng cuốc về. Chúng tôi đề nghị ngành chức năng tiếp tục hỗ trợ xi măng kịp thời để thi công dứt điểm các tuyến đường dang dở”.

Đối với xã Hòa Xuân Đông (Đông Hòa), trong tháng 6 thi công 8 tuyến đường giao thông nông thôn, nhu cầu sử dụng xi măng 234 tấn nhưng đến đầu tháng 7 chưa nhận ký xi măng nào, trong khi đó các tuyến đường địa phương vận động nhân dân giải tỏa xong mặt bằng.

Tuyến qua thôn Hiệp Đồng, đây là thôn vũng trũng nhất của xã Hòa Xuân Đông thường hay bị ngập lụt vì thế nhân dân họp thống nhất thi công trong tháng 6. Thời gian qua nhân dân đổ đất nền, trong khi chờ xi măng nhưng không thấy, hiện con đường bụi cuốn mịt mù.

Lo ngại mùa mưa

Theo thống kê của UBND huyện Đông Hòa, tháng 6 nhu cầu đăng ký xi măng 924 tấn nhưng chỉ mới nhận 337 tấn. Số xi măng ít ỏi này ưu tiên giao cho 2 xã điểm Hòa Thành, Hòa Tân Đông. Như vậy trong tháng 6 còn thiếu 587 tấn xi măng chưa được phân bổ, cộng với tháng 7 nhu cầu đăng ký 818 tấn, cộng dồn 2 tháng trên 1.400 tấn.

Ông Nguyễn Phụng Hoàng, Phó phòng NN-PTNT huyện Đông Hòa, lo lắng: “Xi măng thiếu hụt, dồn tháng trước qua tháng sau rồi cứ thế lùi lại đến tháng mưa thì khó khăn cho địa phương vì có một số xã vùng trũng ngập lũ không thể thi công được. Như vậy, làm chậm trễ theo kế hoạch đăng ký bê tông nông thôn ban đầu”.

Theo Văn phòng Điều phối Ban chỉ đạo xây dựng NTM, nhu cầu đăng ký bê tông các huyện trong tháng 6 là 5.774 tấn, nhưng chỉ phân bổ 993 tấn cho huyện Đông Hòa, Tây Hòa. Đối với tháng 7, nhu cầu sử dụng xi măng là 8.057 tấn, tuy nhiên bước đầu Sở Giao thông - Vận tải hứa giao khoảng 3.000 tấn.

Ông Trần Hưng Lợi, Phó Chi cục trưởng Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên, cho hay: “Qua đi kiểm tra thực tế các địa phương, người dân háo hức làm đường bê tông. Tháng 7 có số lượng đăng ký nhiều nhất vì đây là thời điểm nắng và tháng nông nhàn, người dân cần xi măng để làm đường.

Lo ngại nhất hiện nay nếu tình trạng thiếu xi măng kéo dài dồn số lượng đăng ký các tháng về sau thì trúng vụ gặt lúa lại mưa, tiến độ thi công chậm, chất lượng công trình không đảm bảo”.

Triển khai thực hiện đề án bê tông hóa giao thông nông thôn theo quyết định của UBND tỉnh, Sở Giao thông - Vận tải tổ chức cuộc họp với sự tham gia các bên liên quan và các địa phương bàn kế hoạch chi tiết triển khai công tác giao nhận xi măng, đồng thời hướng dẫn, giải đáp một số vướn mắc của địa phương.

Theo ông Nguyễn Phương Đông, Phó giám đốc Sở giao thông - Vận tải, tại cuộc họp đã thống nhất, xi măng được giao tại địa điểm gần trung tâm xã trên dưới 3 km, đường phải đảm bảo xe trọng tải 5 tấn/xe. Việc bốc xếp xi măng từ xe xuống địa điểm tiếp nhận do địa phương trực tiếp đảm nhận, sau đó sở sẽ thanh toán lại. Mỗi tháng xi măng giao thành 2 đợt vào ngày 10 và 25 hằng tháng.

Tuy nhiên, khi triển khai thì nguồn xi măng không đáp ứng, mới đây các địa phương cũng nhận công văn của Sở giao thông - Vận tải giải thích, khối lượng xi măng các huyện đăng ký sở đã đề nghị Cty Cổ phần xi măng Xuân Thành cung cấp trong tháng 6 là 3.000 tấn, tháng 7 là 11.000 tấn, thế nhưng đơn vị cung cấp thông báo trong tháng 7 chỉ có 3 tàu chở xi măng cập cảng Vũng Rô, tương đương 3.000 tấn.

Thời gian tàu cập cảng lại không định trước, vì vậy để chủ động triển khai thực hiện đúng tiến độ cung cấp xi măng. Sở Giao thông - Vận tải căn cứ tàu chở xi măng của Cty Cổ phần Xi măng Xuân Thành cập cảng Vũng Rô thông báo đến các địa phương tiếp nhận xi măng trước 24 giờ.

 “Chủ trương hỗ trợ xi măng để các địa phương thực hiện bê tông hóa giao thông nông thôn là một chủ trương lớn của Tỉnh ủy Phú Yên nhằm huy động nguồn lực tạo điều kiện các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện bê tông hóa giao thông nông thôn.

Vì thế yêu cầu các sở, ngành, địa phương quyết tâm cao, chỉ đạo quyết liệt, có giải pháp tốt thực hiện đề án. Sở Giao thông - Vận tải có trách nhiệm thiết kế mẫu, trình tự thi công đường, đảm bảo số km đường bê tông hóa giao thông nông thôn từng năm”, ông Lê Văn Trúc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phú Yên.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm