| Hotline: 0983.970.780

Xin đừng lãng phí thức ăn

Thứ Năm 23/06/2016 , 07:15 (GMT+7)

Tôi có người quen làm nghề vệ sinh môi trường. Anh kể, ngày nào cũng nhặt được những hộp nhựa trong sọt rác còn rất nhiều thức ăn thừa bỏ đi. Khi thì bánh kẹo, trái cây, có khi thì thịt, cá.

Điều làm anh tiếc nhất là những thức ăn ấy còn nguyên, chưa dùng. Hộp nào cũng còn hạn sử dụng khoảng 2 - 5 ngày.

Sự lãng phí ấy không ngạc nhiên gì, bởi nơi anh lấy rác đều là khu nhà giàu, dư ăn dư mặc. Họ sẵn sàng vứt những thức ăn còn hạn vì sợ để lâu trong tủ lạnh, hoặc cận “date” sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Phải chi họ mang cho người nghèo khó thì hay biết mấy. Nhưng đáng buồn là thức ăn còn nguyên trong hộp đã vứt vào sọt rác rồi, không thể nào lấy lại được.

Thực tế cho thấy, hiện nay có rất nhiều gia đình khá giả, do thừa mứa thức ăn nên không biết trân trọng những gì đang có. Họ sẵn sàng vứt bỏ những đồ hộp sắp hết hạn (còn cả tuần lễ) chỉ vì sợ bệnh này, bệnh nọ.

Có người vào quán gọi hàng loạt các món ăn, nhưng cuối cùng bỏ lại nguyên trên bàn không dùng trong cái nhìn tiếc nuối của những người đi ăn xin. Lại có một số gia đình, vì quá thương con, mua cho trẻ nhiều thức ăn đắt tiền. Nhưng khổ nỗi con trẻ không chịu dùng, ép uổng mãi cuối cùng bỏ đi.

Đành rằng người ta có tiền thì có quyền, ăn hay bỏ tùy thích. Nhưng xét về góc độ xã hội, thì đây là hành động lãng phí thức ăn thái quá. Hiện nay rất nhiều chiến dịch tiết kiệm thức ăn diễn ra trên toàn thế giới nhằm tránh sự lãng phí và bảo vệ môi trường.

Lấy thí dụ ở thị trấn Galdakao (Tây Ban Nha), người dân đã nghĩ ra cách đặt những chiếc tủ lạnh công cộng và gọi đó là “tủ lạnh đoàn kết”. Cá nhân hoặc siêu thị có thực phẩm sắp hết hạn sử dụng cứ việc bỏ vào tủ lạnh đó.

Những người thiếu ăn sẽ đến mở tủ lạnh và chọn lựa thực phẩm mình thích mang về dùng. Đây là chiến dịch do công dân Alvaro Saiz khởi xướng, lấy ý tưởng từ những chiến dịch tương tự ở Đức.

Theo một báo cuối năm 2015 của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, người tiêu dùng ở các nước công nghiệp đổ bỏ đến khoảng 222 triệu tấn thực phẩm vẫn còn dùng được mỗi năm. Trong Hội nghị cấp cao của Diễn đàn Tăng trưởng Xanh (3GF) diễn ra tại thủ đô Copenhagen (Đan Mạch) vào ngày 7/6/2016, nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đang mọi giải pháp để chống lãng phí thức ăn, tránh đại họa đói khát có thể sẽ xảy ra.

Vì vậy mỗi cá nhân, mỗi gia đình phải có trách nhiệm với cộng đồng, với hành tinh mình đang sống bằng việc ăn uống tiết kiệm. Thay vì bỏ những thức ăn còn dùng được, hãy mang biếu tặng người thân, người ăn xin. Điều này vừa thể hiện tính nhân văn, còn là cách bảo vệ trái đất. Hãy nhớ, trong khi chúng ta đang ăn ngon, mặc đẹp thì trên trái đất còn rất nhiều người đói khổ.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm