| Hotline: 0983.970.780

Xin được chia sẻ với bà con

Thứ Năm 20/10/2011 , 10:37 (GMT+7)

Bằng sự hiểu biết nhất định về đặc điểm sinh học của rầy nâu và thực tế theo dõi, chúng tôi xin được chia sẻ như sau:

Ban quản lý HTX DVNN Xã An Bình – Nam Sách - Hải Dương thăm đồng cùng cán bộ Khuyến Nông

Từ 16/10 đến nay, một số ruộng lúa của các xã Thanh Quang, Quốc Tuấn, huyện Nam Sách (Hải Dương) sau khi được thu hoạch, gốc rạ còn tươi nguyên, nhưng chỉ sau 2 - 3 ngày thấy có hiện tượng cháy nâu từng đám loang lổ. Đến gần quan sát, thấy rầy nâu đang tuổi non và béo mầm bám trạt những gốc rạ vùng lân cận.

Rất nhiều bà con nông dân đi chợ đều thắc mắc trong bức xúc: “Sao có tin đồn rầy nâu và rầy lưng trắng bị chết do trời rét những hôm đầu tháng 10 mà sao vẫn còn gây hại”. Bằng sự hiểu biết nhất định về đặc điểm sinh học của rầy nâu và thực tế theo dõi, chúng tôi xin được chia sẻ như sau:

- Rầy nâu lứa 7 đến ngày 28 tháng 9 vẫn còn gây cháy cục bộ ở một số ruộng không được phát hiện kịp thời hoặc phun trừ theo nguyên tắc bốn đúng như ruộng nhà bà Điểm, anh Tục ở đội 4, thôn Đầu, xã Hợp Tiến – Nam Sách.

- Rầy nâu đang bám trạt và gây cháy gốc rạ đương nhiên sẽ là rầy nâu lứa 8. Rất có thể đã nở rộ từ sau 11 tháng 10, đúng như dự báo của các cán bộ chuyên môn huyện Nam Sách. Để có rầy nở ở thời điểm từ 11 tháng 10 thì không thể có rầy nâu bị chết rét.

 - Được biết rầy nâu hoặc rầy lưng trắng chỉ bị chết rét trong điều kiện rét đậm rét hại kéo dài hoặc chậm phát dục nên không có sự tích lũy về mật số như ở vụ xuân 2011.

- Rầy di cư là di chuyển vị trí bám đậu trong điều kiện yên tĩnh để khai thác nguồn thức ăn mới và đầy đủ hơn, có thể ở ngay vùng liền kề từ khóm lúa này đến khóm lúa khác hay ở đám này sang đám khác trong cùng một thửa ruộng hoặc ở phạm vi rộng hơn.

- Rầy di trú là di chuyển đến vị trí bám đậu mới khi gặp sự không yên tĩnh: Bị tác động của điều kiện tự nhiên như gió lạnh (gọi là rầy di chuyển theo hướng gió), tấn công của thiên địch. Bị tác động của con người như dùng thuốc xông hơi, không phun trừ theo nguyên tắc bốn đúng… Ở nơi di trú rầy nâu vẫn có thể chích hút gây hại.

- Rầy cư trú là rầy trú ngụ nơi an toàn, chủ yếu do tác động mạnh của điều kiện tự nhiên như gặp nhiệt độ xuống thấp, gió mạnh... Nơi này có thể là ngay bờ cỏ, trong giữa khóm lúa, trong các túm lúa được bà con dựng lại ở ruộng vừa bị đổ. Ở đó rầy nâu có thể hạn chế hoặc ngừng chích hút.

Những ngày đầu tháng 10 vừa rồi chúng tôi cho rằng rầy nâu và rầy lưng trắng chỉ cư trú nhất thời. Thực tế qua kiểm tra đồng ruộng cùng cán bộ ban quản lý HTXNN An Bình - huyện Nam Sách ngày 3/10/2011 để tỉa từng khóm lúa trong ổ rầy thấy còn rất nhiều rầy đang cư trú. Nếu không kiểm tra thực tế sẽ lầm tưởng là bọ rầy đã chết do rét.

Bảo vệ cây trồng là sự nghiệp chung, chúng tôi tiếp tục khuyến cáo bà con nông dân ở các địa phương cần tăng cường kiểm tra phát hiện để có biện pháp phun trừ kịp thời ở những ruộng còn xanh hoặc có thể gặt chạy đối với những ruộng đã chín trên 85% nhằm hạn chế thiệt hại do rầy gây ra.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất