| Hotline: 0983.970.780

XK cà phê: Cần có thông tin phân tích thị trường chuyên nghiệp hơn

Thứ Tư 14/03/2012 , 10:28 (GMT+7)

Theo dự báo, năm nay, kim ngạch XK sẽ cà phê giảm khoảng 15%, đi liền với đó là giá xuống thấp.

Các chuyên gia của Viện Chính sách chiến lược phát triển NN-NT (Ipsard) và Hiệp hội Cà phê VN (Vicofa) dự báo, năm nay, kim ngạch XK sẽ cà phê giảm khoảng 15%, đi liền với đó là giá xuống thấp.

Trong khuôn khổ Hội thảo thường niên Agro Outlook do Ipsard tổ chức mới đây về “Ngành cà phê: Cơ hội nào cho các nhà đầu tư”, ông Đoàn Triệu Nhạn, cố vấn cao cấp của Vicofa cho biết, năm nay cả nước có 570,9 nghìn ha cà phê, trong đó 533,8 nghìn ha cho thu hoạch. Ước tính tổng sản lượng cà phê niên vụ 2011/2012 đạt 1,168 triệu tấn. So với niên vụ 2010/2011, diện tích canh tác tăng 3% và sản lượng tăng 6%.

Theo ông Nhạn, năm 2011, XK cà phê tăng vọt nhờ giá cao, với khối lượng 1,2 triệu tấn, kim ngạch đạt 2,7 tỷ USD; tăng 2% về lượng và 45,4% về giá trị so với năm trước. Về thị phần, riêng 10 thị trường lớn đã chiếm 70% lượng XK, gồm Mỹ, Đức, Bỉ, Italia...

Tuy nhiên, năm nay, việc XK cà phê sẽ không còn thuận lợi như năm trước. Năm ngoái, khối DN nước ngoài thu mua hơn 54% khối lượng cà phê và chèn ép các DN trong nước, gây nhiễu loạn thị trường. Năm 2012 này, các DN nước ngoài cạn vốn do khủng hoảng nợ công châu Âu nên họ sẽ không còn sức mạnh để tranh mua với DN trong nước như năm ngoái nữa. Tuy nhiên, nếu chính sách thắt chặt tài chính của VN vẫn được thực thi và lãi suất vay ngân hàng cao thì DN trong nước vẫn yếu thế. Ngoài ra, theo dự báo của Ngân hàng Standard Chartered, giá cà phê sẽ trồi sụt rất mạnh trong năm nay, tăng mạnh vào giữa năm và rớt giá mạnh vào cuối năm: Quý I đạt 1.950 USD/tấn; Quý II tăng mạnh lên 2.250 USD/tấn; nhưng đến Quý III và Quý IV giảm mạnh chỉ còn 1.767 USD/tấn.

Như vậy, rõ ràng các DN kinh doanh cà phê nước ta đang rất cần người “dò đá qua sông”, ông Trần Công Thắng, chuyên gia dự báo của Ipsard nhận định. Theo ông Thắng, công tác dự báo thị trường phải được đặt lên hàng đầu. Hiện nước ta có 3 nguồn dự báo quan trọng đối với cà phê. Vicofa dự báo căn cứ trên diễn biến sản lượng và giá XK. Dự báo của Trung tâm Thông tin nông nghiệp (Agroinfo) dựa trên ảnh vệ tinh và đo lường năng suất vườn cây, khảo sát các hộ trồng cà phê và doanh nghiệp tiêu thụ. Dự báo của Bộ NN-PTNT dựa trên các số liệu thống kê từ báo cáo của các tỉnh. “Chúng tôi cho rằng, giá cà phê XK bình quân của VN năm 2012 sẽ giảm 15-20% so với năm 2011. Vì thế, các DN trong nước cần có những thông tin chuyên nghiệp từ các nhà phân tích thị trường nếu muốn có chiến lược kinh doanh tốt”, ông Thắng nói.

“Vựa cà phê Tây Nguyên hiện có 561 nghìn hộ (với 2,6 triệu lao động) đang trồng loại cây này, trong đó 90% số hộ có quy mô canh tác nhỏ hơn 1 ha. Do sản xuất riêng lẻ nên chất lượng sản phẩm, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, khả năng mặc cả đều kém, chi phí sản xuất cao. Hệ thống tiêu thụ bao gồm hàng nghìn nhà buôn nhỏ, công ty sơ chế, tuy họ thu mua trực tiếp và linh hoạt nhưng do lợi nhuận thấp nên thường xuyên bóp méo thị trường”, ông Phạm Khánh Hiệp, chuyên gia phân tích giá cà phê nhận xét.

Để chuyên nghiệp hóa hoạt động XK cà phê, bà Trần Thị Quỳnh Chi, chuyên gia của Ipsard cho rằng, chiến lược phát triển bền vững ngành hàng cà phê VN cần hướng tới 8 nhóm giải pháp chính: Phát triển thể chế, sản xuất bền vững, cải thiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, marketing tiêu thụ nội địa, giám sát cung cầu, hỗ trợ xã hội, cải thiện tiếp cận tài chính, lồng ghép ngành với vấn đề biến đổi khí hậu.

Cần phải thống nhất tổ chức điều phối ngành hàng cà phê, kết nối các hiệp hội, tổ chức nông dân có liên quan nhằm thống nhất các kế hoạch đầu tư, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn ngành. “Trong đó, bên cạnh Vicofa cần có thêm Hiệp hội thương lái và Hiệp hội các nhà chế biến rang xay cà phê để cải thiện các dịch vụ và liên kết thị trường. Các hiệp hội này phải cung cấp thông tin cho các thành viên về kế hoạch mua hàng, điều kiện mua hàng; tổ chức đại lý nhằm đầu tư và thu mua cà phê; chỉ đạo sản xuất cà phê theo phương thức bền vững”, bà Chi đề xuất.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm