| Hotline: 0983.970.780

'XK lô hàng thủy sản đầu năm 2018', hướng tới mục tiêu đạt từ 8,5 tỷ USD trở lên

Thứ Hai 15/01/2018 , 07:01 (GMT+7)

Kết thúc năm 2017, XK thủy sản đã lần đầu tiên vượt mốc 8 tỷ USD. Với niềm vui đó, vào ngày 14/1, tại càng Cát Lái (TCty Tân Cảng Sài Gòn), Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP) đã tổ chức sự kiện “XK lô hàng thủy sản đầu năm 2018”, với kỳ vọng sẽ tiếp tục có một năm XK thủy sản thành công.

13-17-32_xk-thuy-sn-2018-nh-2
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cùng lãnh đạo VASEP và Tân Cảng Sài Gòn thực hiện nghi thức bấm nút XK lô hàng thủy sản đầu năm 2018

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, ước tính trong năm 2017, XK thủy sản cả nước đạt kỷ lục khoảng 8,34 tỷ USD. Tôm là sản phẩm XK số 1 với giá trị khoảng 3,8 tỷ USD (gần bằng mức kỷ lục hơn 3,9 tỷ USD của năm 2014), tiếp đó là hải sản với 2,5 tỷ USD và cá tra 1,8 tỷ USD… Trên cơ sở đó, Bộ NN-PTNT đã đặt ra mục tiêu XK thủy sản trong năm 2018 sẽ đạt mốc 8,5 tỷ USD.

Để mừng thắng lợi của ngành thủy sản Việt Nam trong năm 2017, đồng thời tạo thêm động lực cho các DN thủy sản Việt Nam đẩy mạnh hoạt động XK, quyết tâm hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2018, VASEP cùng TCty Tân Cảng Sài Gòn đã tổ chức sự kiện “XK lô hàng thủy sản đầu năm 2018” vào sáng ngày 14/1 tại cảng Cát Lái. Ông Ngô Văn Ích, Chủ tịch VASEP, cho rằng, sự kiện này như một lời cam kết, đánh dấu sự bắt đầu cho hành trình tiến tới mục tiêu 10 tỷ USD XK thủy sản vào năm 2020.

Tại sự kiện nói trên, đã có 3 lô hàng thủy sản XK đầu năm 2018 được đưa lên tàu, gồm: 1 container tôm đông lạnh, khối lượng 20 tấn, trị giá 290.020 USD, XK sang Canada; 1 container cá biển, khối lượng 20 tấn, trị giá 216.700 USD, XK sang Mỹ; 1 container cá tra fillet, khối lượng 22 tấn, trị giá 84.040 USD, XK sang Anh. Như vậy, 3 lô hàng này đại diện cho 3 nhóm hàng thủy sản XK chủ lực của Việt Nam là tôm, hải sản và cá tra.

Phát biểu tại sự kiện “XK lô hàng thủy sản đầu năm 2018”, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, cho rằng, việc VASEP chọn Tân Cảng Sài Gòn để tổ chức sự kiện này vào ngày 14/1 là rất đúng về thời gian, không gian và địa điểm. Bởi có tới 70% lượng hàng thủy sản XK của Việt Nam là đi qua Tân Cảng Sài Gòn.

Bộ trưởng đã biểu dương những nỗ lực to lớn của cả ngành thủy sản để lần đầu tiên vượt mốc XK hơn 8 tỷ USD, qua đó có đóng góp lớn vào thành tích XK của cả ngành nông nghiệp trong năm 2017 với kỷ lục 36,37 tỷ USD. Có thể nói, trong năm qua, ngành thủy sản đã có sự vươn lên mạnh mẽ, qua đó khẳng định tiềm năng, vị thế của thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới.

Năm 2018, sẽ có nhiều thách thức với ngành thủy sản. Ở khu vực khai thác, chúng ta đang bị EU cảnh báo thẻ vàng về IUU. Chúng ta phải tổ chức lại ngành khai thác thủy sản từ chỗ là ngư nghiệp toàn dân sang phát triển bền vững. Đây là một vấn đề rất khó khăn, nhưng bắt buộc phải vượt qua. Hiện chúng ta đang nỗ lực thực hiện Luật Thủy sản mới và những chương trình hành động để khắc phục thẻ vàng IUU. Trong lĩnh vực nuôi trồng, sức sản xuất của ta rất tốt, nhưng việc khống chế dư lượng kháng sinh, hóa chất, tạp chất, đang là một vấn đề nhức nhối mà chúng ta phải tập trung xử lý cho được.

Tuy nhiên, chúng ta cũng có những thuận lợi về thiết chế hạ tầng, phương thức sản xuất, tổ chức ngành hàng, thị trường… trong những năm qua, đến giờ đã có được những nền tảng nhất định, mà bằng chứng là trong năm 2017 đã XK đạt trên 8 tỷ USD. Cùng với sự đồng lòng của Chính phủ, Hiệp hội, DN, bà con nông dân, ngư dân, đây là những thuận lợi căn bản để chúng ta đạt được mục tiêu XK thủy sản trong năm 2018 và những năm tới.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Vượt mốc giá trị XK 8 tỷ USD trong năm 2017 là một bước tiến quan trọng, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành thủy sản Việt Nam. Trong năm 2018, chỉ tiêu mà Bộ NN-PTNT giao cho ngành thủy sản là XK đạt từ 8,5 tỷ USD trở lên.

 

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm