| Hotline: 0983.970.780

Xoá sổ làng quất cảnh, 56 hộ dân không còn kế sinh nhai, lâm vào đường cùng

Thứ Năm 23/03/2017 , 13:15 (GMT+7)

Khu đất nông nghiệp rộng 18.000 m2 của làng Quảng Khánh xưa (nay là tổ 8, phường Quảng An, quận Tây Hồ, TP Hà Nội) giáp với bờ kè Hồ Tây là nguồn sống chính của 56 hộ dân. Thế nhưng, mảnh đất này chuẩn bị được “khai tử”. Bởi, nhà nước thu hồi để xây dựng dự án Công viên cây xanh và nhà điều hành tổ chức sự kiện phục vụ vui chơi...

* Đền bù 252.000 đồng/m2 đất ở vị trí đắc địa
 

Bởi, nhà nước thu hồi để xây dựng dự án Công viên cây xanh và nhà điều hành tổ chức sự kiện phục vụ vui chơi giải trí công cộng Tây Hồ.

Theo bà Nguyễn Hồng Thuỷ - Tổ trưởng tổ 8, phường Quảng An: “Bà con đang trồng quất cảnh và các cây trồng giá trị cao khác, với lợi nhuận tối thiểu từ 350 – 400 triệu đồng/sào/năm thậm chí, có những năm lợi nhuận lên tới 500 triệu/sào”.

12-39-32_nh-thu-hoi-dt1
Bà Nguyễn Hồng Thuỷ bức xúc vì giá đền bù quá rẻ mạt
 

Trước đây, khu đất này là ao, thùng vũng sâu tới 2 – 3 m, mùa mưa nước ngập trắng đồng. Từ thập kỷ 70 và 80, khi được HTX nông nghiệp Quảng An giao cho các xã viên canh tác, bà con đã bỏ không biết bao nhiêu công lao, mồ hôi, nước mắt để tôn tạo, chuyển đổi cây trồng và giữ gìn đất đai qua bao đời. Khi mất đất, 56 hộ dân không còn tư liệu sản xuất, nghĩa là mất nghề, mất thu nhập.

Bản thân bà Thuỷ nói riêng và 55 hộ dân khác có đất bị thu hồi đều khẳng định: “Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện dự án”. Thế nhưng, họ không chấp nhận phương án đền bù mới nhất với mức rẻ mạt 252.000 đồng/m2 đất, đồng thời hỗ trợ bằng 5 lần giá đất nông nghiệp trong bảng giá đất của UBND TP Hà Nội.


Khung cảnh tan hoang của khu đất nông nghiệp trù phú, sau khi bị chính quyền cưỡng chế phá dỡ một số công trình tạm trên đất
 

Bởi trước đó, UBND quận Tây Hồ đã có quyết định 2597/QĐ-UBND ngày 27/8/2013 về việc phê duyệt phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện dự án trên với tổng kinh phí là 91,7 tỷ đồng (trong đó bồi thường hỗ trợ đất là 82,5 tỷ đồng + các chi phí khác như bồi thường vật chất kiến trúc; cây cối hoa màu và chính sách hỗ trợ khác và chi phí phục vụ GPMB). Như vậy, tính bình quân, mỗi m2 đất được đền bù, hỗ trợ khoảng 4,5 triệu đồng. Mức giá đền bù này được 56 hộ dân có đất bị thu hồi của tổ 8 chấp nhận.

Lý giải về mức hỗ trợ trên, tại các văn bản gửi Ban chỉ đạo GPMB TP Hà Nội và Sở TN- MT, UBND quận Tây Hồ đều khẳng định, diện tích đất thu hồi trên “là đất trồng cây quất cảnh, có giá trị kinh tế cao, là nguồn thu nhập thường xuyên của người dân hàng năm, vì vậy khi bị thu hồi đất sẽ gặp khó khăn”.

Nên để giảm bớt phần nào khó khăn cho người dân vị thu hồi, căn cứ vào khoản 5, Điều 23 Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND TP Hà Nội, đề nghị cho phép UBND quận Tây Hồ phê duyệt hỗ trợ khác cho các hộ dân được hỗ trợ 30% giá đất ở trung bình ở vị trí 3 của khu vực (công thức tính đền bù đất như sau: 18.142,1 m2 đất x {252.000 + (14.322.000 x 30%) = 82.521.156.060 đồng.

12-39-32_nh-thu-hoi-dt2
Khu đất chuẩn bị thu hồi
 

Tại văn bản số 9641 ngày 4/10/2016, Sở TN- MT cũng đề nghị UBND TP chấp thuận, cho phép quận Tây Hồ phê duyệt hỗ trợ khác cho các hộ gia đình, cá nhân (có tên trong sổ bộ thuế) đang sử dụng đất trong phạm vi dự án với mức hỗ trợ 30% giá đất ở vị trí 3 của khu vực để ổn định đời sống cho các hộ gia đình, cá nhân khi nhà nước thu hồi đất, trên cơ sở căn cứ Luật Đất đai 2013 và các Nghị định hướng dẫn thi hành; Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND của UBND TP.

Quan điểm này vẫn được Sở TT- MT bảo lưu trong cuộc họp liên ngành ngày 1/1/2016 về việc xem xét chính sách bồi thường hỗ trợ GPMB đối với dự án.

Thế nhưng, theo ý kiến của Ban chỉ đạo GPMB TP thì: Do tại dự án chưa có phương án bồi thường và hỗ trợ nào được phê duyệt trước ngày 1/7/2014, vì vậy, căn cứ vào quy định trên, UBND quận Tây Hồ phải thực hiện bồi thường, hỗ trợ cho người bị thu hồi đất theo chính sách hiện hành. Việc đề xuất chính sách hỗ trợ 30% giá đất ở trung bình ở vị trí 3 tại khu vực là không có cơ sở xem xét.

Người dân cho rằng, ý kiến trên của Ban chỉ đạo GPMB TP là phi lý. Bởi vì ngày 27/8/2013, UBND quận Tây Hồ đã có Quyết định 2597 về việc phê duyệt phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện dự án.

Nguyễn Hồng Thuỷ - Tổ trưởng tổ 8, phường Quảng An: "Hiện tại, 56 hộ dân chúng tôi sống dựa vào nghề trồng quất cảnh, một vài hộ dân bán quán nước vỉa hè và phục du khách lễ phủ Tây Hồ. Bây giờ vỉa hè đang được dọn dẹp sạch, chúng tôi chẳng còn cách nào mưu sinh. Nếu chỉ nhận đền bù hơn 1 triệu đồng/m2 thì không đủ chuyển đổi nghề nghiệp, cuộc sống sẽ rơi vào bế tắc. Chẳng lẽ, bà con giao đất xong rồi ra công viên ăn lá cây, uống nước Hồ Tây để sống à?”

 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.