| Hotline: 0983.970.780

Xóm 'thủy thủ nhí' giữa dòng Hoàng Long

Thứ Sáu 20/04/2018 , 14:30 (GMT+7)

Con tàu tải trọng gần 500 tấn chất đầy đất, cát khiến thân tàu chìm xuống 2/3 so với mực nước. Người thanh niên dáng vẻ gày gò thoăn thoắt cởi dây neo, kéo cần khởi động, đôi tay khẳng khiu lúc xoay, lúc cố ghìm chiếc bánh lái nặng trịch.

Tiếng động cơ nổ “rầm rầm”, con tàu chầm chậm di chuyển trên chặng đường đầy sóng gió.
 

"Thủy thủ" 12 tuổi, "thuyền trưởng" 17 tuổi

Nhờ sự giới thiệu của một người bạn, trong vai nhiếp ảnh gia muốn chụp các cảnh đẹp sông nước, chúng tôi được N.H.L, một thuyền trưởng thuộc diện “cứng” nhất của thôn Hoàng Long, xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình, vui vẻ tiếp đón. Mới 20 tuổi nhưng trông L. già hơn tuổi nhiều với làn da ngăm, gương mặt dạn dày sương gió, ánh mắt sâu hoắm chứa nhiều ưu tư.

li-tu140958969
"Thuyền trưởng" không bằng lái N.H.L

Con tàu của L. chia thành 3 phần, khoang chở hàng, khoang lái và khoang bếp. Khoang lái khá rộng rãi có vài ba chiếc giường, chỗ ngồi uống nước, ăn cơm. Chiếc bánh lái bằng gỗ nặng trịch có đường kính dài cả mét.

Người thanh niên cao khoảng 1m65 nặng cỡ hơn 40kg lọt thỏm trên tàu. Hai cánh tay khẳng khiu xoay chiếc bánh lái to tướng. Thấy gương mặt lo lắng của chúng tôi, L. cười trấn an: “Các anh yên tâm, em lái gần chục năm rồi không sao đâu, hồi mới lái cũng thấy hơi sợ vì người nhỏ mà điều khiển phương tiện to quá. Bây giờ, em biết “chiêu” rồi, lái vừa nhàn mà lại hiệu quả”.

L. chia sẻ, việc lái tàu chỉ vất vả nhất lúc ra vào bến, đến khúc sông thẳng chỉ cần giữ hoặc đánh lái chút ít là được. Sau một hồi hết chỉnh lái trong khoang lại chạy ra hò hét các tàu xung quanh tiến lên, lùi xuống để thoát được khỏi bến. Con tàu đã nằm giữa sông chầm chầm di chuyển đến nơi giao hàng mạn Nam Định.

Chuyển bánh lái lại cho người em trai trạc 13, 14 tuổi giữ, L. ra pha trà mời khách và kể về hành trình đến với nghề. Từ khi học cấp 1, mỗi dịp được nghỉ hè, L. cùng gia đình đi thuyền, đến năm 12 tuổi được giao “trọng trách” cầm lái trên những đoạn thẳng. Năm 15 tuổi, sau khi học hết lớp 9, L. nghỉ học và chính thức theo nghiệp lái tàu vận tải của gia đình.

Sau 3 năm cầm lái, L. đã có thể tự mình ra vào bến và phải mất 5 năm kiên trì mới có thể chạy xa một mình. “Nhiều khi chỉ muốn bỏ nhưng nghĩ lên bờ không có bằng cấp chẳng biết làm gì nên đành cố gắng”, L. nói.

L. và người em thay nhau lái, những đoạn khó như sông hẹp hay phải tránh nhau mới cần đổi. “Nghề lái tàu không giống như lái xe hay các công việc khác, 3 - 4 tiếng hoặc bất cứ lúc nào cũng có thể đổi lái để nghỉ. Nhưng muốn lái được tàu phải có thể chất tốt để không ốm đau, bệnh tật khi trải nắng gió, chạy suốt ngày đêm”, L chia sẻ.

nh-22141358869
Ảnh: T.P
L vừa lái tàu vừa chỉ tay cho chúng tôi biết khúc nào nước nông, khúc nào nước sâu, chỗ nào có mô đất phải tránh. Có những khúc nước chảy siết, phải giảm ga, rà phanh lái lựa theo dòng, L. bảo làm vậy đi vừa nhanh vừa đỡ tốn nhiên liệu.
Lái tàu đến mức điêu luyện như vậy nhưng khi hỏi đến giấy phép lái tàu L. cho biết vẫn chưa có. L. cho biết tàu mình không chở hàng chất lỏng nên ít bị hỏi đến, nếu có kiểm tra cũng biết “luật” rồi.

L. kể lại lần “chết hụt” vẫn còn ám ảnh cậu đến tận bây giờ. Năm ấy L. mới 17 tuổi, trải qua 2 năm cầm lái, trình độ mới ở mức có thể ra vào bến. Sau khi nhận các chuyến hàng, cả gia đình gồm bố mẹ đi cùng để hỗ trợ kỹ thuật và thay nhau lái.

Trong một lần gia đình có việc gấp, nhận thấy hàng không quá nặng và điểm đến gần nên L. xung phong đi một mình. Khi qua cầu Gián Khẩu gần đến khu vực cầu Khuất lúc này đang xây dựng nên xung quanh còn ngổn ngang, các tàu di chuyển qua đây phải rất cẩn thận.

Do tay lái mới, tàu của L. sau khi qua cầu vướng phải một mô đất ngầm dưới lòng sông dẫn đến mất lái. Cậu bé lập tức rơi vào trạng thái hoảng loạn và chưa biết xử lý thế nào. Ngay lúc đó, một chiếc tàu đẩy cũng đang di chuyển qua đánh lái cua ngang sông khiến tàu của L. bị hết luồng để chạy.

Khúc sông hẹp, vướng mô đất, mất lái, chân tay luống cuống, tàu của L. bị quẹt vào chiếc tàu đẩy khiến thân tàu bị thủng một mảng lớn, nước tràn vào trong. May sao bên trong lớp vỏ vẫn còn một lớp ngăn nữa chưa bị thủng, tàu tạm thời chưa đắm nhưng bị mắc kẹt lại giữa sông.

Sau một hồi loay hoay và được sự giúp đỡ của những người dân xung quanh, tàu của L. mới thoát được khỏi và tiếp tục di chuyển đến điểm giao hàng ở Nam Định. Đổ hàng xong, thân tàu nhẹ và nổi lên nên vết thủng không còn đáng ngại nhưng khi L. lái về vẫn “nơm nớp” trong lòng.

“Giờ nghĩ lại nhiều lúc vẫn hãi anh ạ! Nếu tàu mà chìm chắc mình chết. Thấy sự cố như thế dù biết bơi cũng không dám bỏ tàu thoát thân, phải cố bám trụ nghĩ cách giải quyết. Cả gia đình 5 miệng ăn trông chờ vào con tàu mấy tỉ đi vay lãi ngân hàng, bỏ chạy không chỉ mình chết mà cả nhà chết”, L. trầm tư chia sẻ.

L. tâm sự, nếu con mình học được cả gia đình sẽ cố gắng phấn đấu cho cháu học hành đến nơi đến chốn. “Nhiều lúc lái tàu, em nhìn lên hai triền đê thấy chúng bạn cùng trang lứa chạy nhảy nô đùa, cắp sách đến trường trong khi mình phải cầm bánh lái cũng thấy tủi thân lắm nhưng cuộc sống của mình không có sự lựa chọn. Lặn lội sông nước vất vả lắm anh ạ! Nếu cháu nó có hy vọng đổi khác em cũng cố gắng hy sinh dù hoàn cảnh khó khăn thế nào”, L. ôm con nói. Trong ánh mắt của cậu đầy tình yêu thương của một người cha, dường như sương gió sông nước làm con người ta trở nên già dặn và ưu tư hơn. Không biết trước thì khó tin được “người đàn ông” này mới chỉ hơn 20 tuổi mấy ngày.

L. cũng cho biết thêm là do đặc thù vận tải đường thủy tai nạn ít, chỉ xảy ra va quẹt hay mắc cạn đối với lái mới là chủ yếu, hiếm khi xảy ra chết người nên dễ sinh tâm lý chủ quan.
 

“Nhà làm thuyền phải có con trai”

Tại thôn Kênh Gà, không chỉ mình N. H. L phải nghỉ học sớm theo nghề thuyền mà rất nhiều thanh thiếu niên chung cảnh ngộ. Thiếu niên học hết hoặc chưa hết cấp 2 là bỏ học theo gia đình đi thuyền, đa phần không có giấy phép hoặc không đúng hạng với loại tàu mình điều khiển.

Đi một vòng quanh thôn, thấy hầu hết các gia đình đều đông con, trung bình mỗi hộ đều có 3, 4 cháu. Hỏi thì L. cười nói: “Nhà người ta cố đẻ con trai đấy anh ạ. Nhà làm tàu không đẻ được con trai thì lấy ai nối nghiệp?”

Theo L, nhà nào đẻ được con trai xác định chỉ vất vả trong khoảng 15 đến 20 năm. Sau khi con 15 tuổi, học xong lớp 9 thì nghỉ học theo nghiệp tàu thuyền đến năm 20 tuổi cứng nghề có thể tự lo cho bản thân và gia đình.

Nếu sinh con gái phải lo lâu dài hơn và nếu học được lên cao lại càng vất vả và công việc chưa chắc đã ổn định. Tâm lý chung của người dân ở đây là con gái cứ đến tầm 18 tuổi là bắt đầu giục lấy chồng cho yên ổn. Năm vừa rồi L. lấy vợ và sinh được một con trai, giờ đã có thể “thở phào nhẹ nhõm”.

“Cả thôn có hàng trăm hộ, trung bình mỗi nhà có vài ba chiếc thuyền, mỗi chiếc do một người con trai quản lý. Nhà nhiều nhất có 6 chiếc thuyền do 6 người con trai làm chủ. Con gái phải lấy chồng mới đi theo thuyền được chứ không thể tự mình đứng ra. Vợ em nhà ở bên kia đê cũng chưa bao giờ biết sông nước là gì nhưng bây giờ thì quen rồi”, L. nói.

Bến sông Hoàng Long vẫn nườm nườm những tàu thuyền ra vào, từng lớp thanh thiếu niên tại thôn Kênh Gà dường như không có sự lựa chọn nối tiếp nhau ra nơi con sóng, ngọn gió, bất chấp nguy hiểm rình rập phía trước.

Ảnh: T.P

Ông Nguyễn Đức Nhàn, chủ tịch xã Gia Thịnh cho biết, tình trạng trẻ em thôn Kênh Gà nghỉ học sớm đã diễn ra từ lâu, số lượng học sinh cấp 2 tại thôn Kênh Gà không đông bằng các thôn ở trong đê. Đa số các em chỉ học hết lớp 9 là nghỉ để lên tàu theo gia đình làm vận tải thủy.

“Cả thôn Kênh Gà có hơn 700 con tàu, thuyền lớn nhỏ, mỗi nhà có một chiếc, có nhà vài chiếc. Nghề đi tàu đã có từ lâu nên các em học sinh trong thôn xác định có thể học được thì học còn không thì hết cấp 2 là nghỉ để đi tàu”, Ông Nhàn nói.

 

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

  • Những 'bông hồng' trên mâm pháo
    Phóng sự 08/03/2024 - 06:30

    Đó là những nữ dân quân trẻ tuổi thuộc Đại đội pháo phòng không 37 ly ở Đồng Hới, Quảng Bình. Bất kể trong điều kiện thời tiết nào, họ vẫn hăng say luyện tập…

  • Thu hoạch tiêu, nghề nguy hiểm
    Phóng sự 06/03/2024 - 06:33

    Nghề hái tiêu nhìn bên ngoài có thể dễ dàng nhưng công việc luôn đứng trên thang cao, tai nạn có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đây được xem là nghề nguy hiểm.

  • Gã họa sĩ lập dị móng tay dài cả mét
    Phóng sự 05/03/2024 - 09:08

    Sau hơn 30 năm nuôi móng tay, ông Huyền không thể tự chủ trong sinh hoạt hàng ngày nhưng lại là họa sỹ nổi tiếng vùng biển.

  • Độc đáo chuyện học trên đảo Hòn Chuối
    Phóng sự 04/03/2024 - 06:54

    Ngày mới tập làm quen với con chữ, học sinh của 'lớp học tình thương’ trên đảo Hòn Chuối được người thầy mặc áo lính tập trung dạy làm người, hình thành nhân cách…

  • Chuyện ông 'Thìn rồng' ở đền Đô
    Phóng sự 02/03/2024 - 06:00

    Về Từ Sơn, hỏi chuyện 'ông Thìn rồng', đứa trẻ lên 6 cũng tỏ tường bởi ông là người may mắn hai lần ghi được khoảnh khắc đám mây hình rồng trên đỉnh đền Đô.

  • Ngày hội của những chàng trai
    Phóng sự 01/03/2024 - 06:00

    Mới ngày nào, họ còn là những học sinh, sinh viên, hay lao động tự do, nay đã chỉnh tề trong bộ quân phục màu xanh, chuẩn bị lên đường làm nghĩa vụ quân nhân.

  • Nổi nênh nghề rọ tôm trên hồ Thác Bà
    Phóng sự 26/02/2024 - 10:05

    YÊN BÁI Nghề đan rọ tôm có lúc mai một bởi xuất hiện công nghệ đánh bắt hiện đại, nguồn tôm cá ít dần theo thời gian, nhưng bà con vẫn cần mẫn thủy chung với nghề.

Xem thêm
Uzbekistan mong muốn học hỏi kinh nghiệm Việt Nam trong sản xuất tơ tằm

Chiều 18/3, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tiếp ông Kasimov Elzat, Thứ trưởng Bộ Đầu tư và Thương mại Uzbekistan. 

Nhịp sống miền Tây giữa đỉnh điểm hạn mặn: [Bài 4] Cống thủy lợi chở che những cánh đồng

Mặn bủa vây cả hướng biển Đông và biển Tây, nhưng nhờ có hệ thống công trình thủy lợi điều tiết, đến nay,xâm nhập mặn chưa gây ảnh hưởng sản xuất cho Hậu Giang.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

149 dự án tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học năm học 2023-2024 có sự tham gia của 74 đơn vị, 149 dự án thuộc 21 lĩnh vực.