| Hotline: 0983.970.780

Xót xa cảnh mẹ già nuôi con trai tâm thần, cháu thiểu năng

Thứ Sáu 23/05/2014 , 06:40 (GMT+7)

Hơn 20 năm qua, những người hàng xóm sống quanh gia đình anh Quý hàng đêm vẫn bị đánh thức bởi những tiếng gầm rú thất thần, rồi tiếng hét xé toạc màn đêm tĩnh mịch.

Giờ thì chân tay anh đã hằn rõ khoanh sẹo vòng tròn, trắng hếu, nó đã chai cứng chẳng thể tứa máu được nữa.

Dưới chân, những móng vuốt dài ngoằng, nhọn hoắt như móng chân của một loài thú hoang. Người đàn ông mà chúng tôi nhắc tới ở đây là anh Dư Văn Quý (sinh năm 1971) ở thôn Phù Lưu Hạ, xã Phù Lưu Hạ, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội

Năm 1970, như bao người con gái khác, bà Phạm Thị Cậy – mẹ anh Quý được sự chúc phúc của người thân khi kết hôn với người thanh niên cùng huyện Dư Văn Tèo. Thế nhưng cuộc sống của đôi vợ chồng son chỉ đi được một đoạn đường ngắn hạnh phúc, bà Cậy chưa bao giờ nghĩ rằng ở phía trước cuộc đời mình là những chuỗi ngày dài đau thương.

Năm 1971, người con trai đầu lòng của ông bà là Dư Văn Quý chào đời trong niềm hân hoan. 6 năm sau đó niềm vui nhân lên gấp đôi khi người con trai thứ hai Dư Văn Kiên chào đời.


Tuổi đã cao nhưng bà Cậy vẫn phải một tay chèo chống, chăm lo cho gia đình khốn khổ của mình

Những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ trước, anh Quý đi làm ăn kinh tế ở các tỉnh vùng cao giáp biên giới. Sau mấy năm làm ăn thất bại, anh Quý trở về quê hương, bắt đầu cuộc sống mới. Năm 1999, anh Quý cưới được cô vợ trẻ đẹp ở xã bên về làm vợ. Cuộc sống vợ chồng mới cưới khó khăn nhưng hạnh phúc, vợ chồng anh đón nhận đứa con trai kháu khỉnh Dư Văn Quỳnh (sinh năm 2000).

Năm 2001, tai họa ập xuống gia đình bé nhỏ của anh Quý, trong một lần lên cơn sốt cao co giật nên cháu Quỳnh bị mắc bệnh thiểu năng trí tuệ cứ ngơ ngơ không kiểm soát được hành động của bản thân. Nỗi đau về bệnh tật của con trong một thời gian dài và cả những bất lực kinh tế khiến vợ chồng anh Quý suy sụp nghiêm trọng.

Anh Quý bắt đầu có những biểu hiện lạ. Gặp hàng xóm hỏi chuyện, anh trợn mắt lên banh mồm ra chửi te tua. Từ một người chồng, người cha hiền lành, ít nói, chăm chỉ làm ăn trước kia, nay đã vài lần anh Quý cầm dao đuổi vợ chạy khắp xóm. Ai ra can đều bị anh dọa chém chết. Mỗi lần anh lên cơn “điên” như thế phải hai ba thanh niên khỏe mạnh đè anh ra mới yên.

Đi bệnh viện, bác sĩ kết luận anh Quý bị hội chứng tâm thần hoang tưởng. Anh Quý nằm điều trị 6 tháng tại bệnh viện thì có dấu hiệu hồi phục lại. Bác sĩ cho xuất viện về nhà nhưng chỉ được một thời gian ngắn, bệnh tình anh Quý lại tái phát và nghiêm trọng hơn trước.

Anh Quý trở nên dữ tợn, đi ngoài đường thấy đứa trẻ con nào là anh rượt đuổi chúng chạy bạt mạng, khóc ngất. Chẳng may bị anh tóm được, sẽ cầm chân treo ngược lên trời, nhe răng trợn mắt dọa nạt, chỉ khi nào có người lớn tới giải cứu đứa bé mới được tha.

Nỗi lo sợ lên tới đỉnh điểm, vợ anh không chịu được cảnh kinh tế gia đình quá khó khăn và bệnh tật của hai bố con anh Quý nên đã bỏ đi biệt xứ vào trong miền Nam. Và từ đó, người ta không thấy bóng dáng vợ anh Quý quay lại thăm chồng con dù chỉ một lần.

Con bệnh tật, vợ bỏ đi biệt tích, anh Quý lang thang đầu đường xó chợ như con ma chơi đói rách. Anh là nỗi kinh hoàng của cả người lớn và trẻ con ở cái thôn Phù Lưu Hạ nhỏ bé này. “Khi người nhà lên kế hoạch đưa nó (anh Quý) đi bệnh viện, thì ngay lập tức nó la ó, ai cũng sợ nó cầm dao chém hay bóp cổ chết ” – bà Cậy mẹ anh Quý buồn bã kể.

Lại nhắc đến bé Dư Văn Quỳnh (sinh năm 2000) con trai anh Quý, bị thiểu năng trí tuệ từ nhỏ. Năm 1 tuổi bị mẹ bỏ rơi, từ đó bé Quỳnh mồ côi tình thương yêu của cả cha lẫn mẹ và sống trong sự bao bọc của bà nội.

Từ khi sinh ra, bé Quỳnh chỉ biết những tiếng “ú ớ” chào đời, luôn nhìn mọi người xung quanh bằng đôi mắt ngây dại, vô hồn của một đứa trẻ bị thiểu năng trí tuệ. Và cho đến nay, dù đã 15 tuổi nhưng bé Quỳnh không được đi học và chỉ nói được mấy tiếng: “Bà, bố, đau”. “Số tôi đã khổ rồi, không nói làm gì chú à, tôi chỉ mong cháu nó được ăn no, đủ mặc, khỏe mạnh, nói năng như bao đứa trẻ khác là mừng lắm rồi. Nhưng mong ước đó sao mà khó quá” – bà Cậy buồn tủi nói.

 Trao đổi với chúng tôi về hoàn cảnh nhà bà Cậy, ông Trần Văn Đệ - trưởng thôn Phù Lưu Hạ cho biết: “Gia cảnh nhà bà Cậy thuộc diện khó khăn nhất nhì trong thôn Phù Lưu Hà này. Trước tình trạng bệnh tình của anh Quý và cháu Quỳnh ngày càng nặng khó kiểm soát như vậy, dân làng rất lo lắng và ái ngại cho bà Cậy không biết bà ấy xoay sở thế nào. Qua đây, đại diện cho chính quyền địa phương, chúng tôi kêu gọi các nhà hảo tâm quan tâm chia sẻ giúp đỡ gia đình bà Phạm Thị Cậy bớt phần khó khăn vất vả”.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ trên hoặc gửi về văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL, số 49, Lý Tự Trọng, TP.Cần Thơ, ĐT: 07103.8345431, chúng tôi sẽ chuyển giupa quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm