| Hotline: 0983.970.780

Xót xa hàng trăm ha rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung đang bị tàn phá

Thứ Năm 28/12/2017 , 13:05 (GMT+7)

Hàng trăm ha rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung (Đắk Nông) đang bị tàn phá đến xót xa. Những cánh rừng thay vì được bảo vệ nghiêm ngặt đã bị “hô biến” thành những vườn tiêu, cao su… thậm chí có nguyên một trang trại bò quy mô khủng ngang nhiên nằm ngay trong khu bảo tồn…

Tan hoang khu bảo tồn thiên nhiên

Đi dọc theo tuyến đường ĐT 686 (tỉnh lộ 6), Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung trải dài từ quốc lộ 14 thuộc xã Nam J’ang (huyện Đắk Song) đến xã Quảng Sơn (huyện Đắk Glong) người dân ở đây còn gọi “đường rừng” bởi xuất hiện con đường đi xuyên ngang. Tuy đường thuận lợi để tuần tra, nhưng có đi rồi mới thấy thực tế hoàn toàn khác.

Giáp khu bảo tồn thuộc địa phận hai xã Quảng Sơn và Nam J’ang nhiều diện tích rừng bị tàn phá trọc lóc. Bi hài dọc tuyến đường rừng bên ngoài “mặt tiền” là những tấm bảng còn nguyên dòng chữ “Lâm phần khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung” cùng các bảng cảnh báo cấm lửa, cấm đi vào, bảng tuyên truyền bảo vệ rừng. Nhìn qua có vẻ toàn là rừng thế nhưng vào sâu khoảng 50 m lại là những vườn tiêu kéo dài hết tầm mắt, tất cả đang bước vào giai đoạn phủ trụ…

13-37-50_113
Bìa rừng bảo tồn giáp xã Nam J’ang bị tàn phá tan hoang, bãi đất trống thì thay bằng hồ tiêu mới trồng

Còn những mảnh đất mới thì trồng nhiều loại cây ngắn ngày như bí đỏ, cà tím, khoai lang… trên diện tích chặt phá. Vài năm trước người qua đường rừng rất ít vì hoang vu, khí hậu tự nhiên lạnh lẽo, nay rừng đang mất dần, nhà mọc lên như nấm từ chòi đến xây trải dài hết con đường xuyên rừng.

Vào sâu đường rừng, khoảng 10 km từ xã Quảng Sơn ra quốc lộ 14, bên ngoài bao bọc bởi nhiều cây to, che chắn, thì bên trong xuất hiện những vườn cao su um tùm, diện tích lên đến hàng trăm hecta. Các nhà chòi tạm cũng đua nhau mọc lên trong vườn cao su, với các con đường cày ủi rộng 4-6 m cho xe tải vào để chở gỗ, sản phẩm thu hoạch... Cứ cách vườn này đến vườn kia khoảng 500m -1km lại có một vườn cao su. 
 

Trại bò cũng xâm chiếm

Đi vào sâu thấy rừng bị “bốc hơi” một cách khủng khiếp. Rất nhiều vườn cao su đã nhiều năm tuổi hiện ra giữa cánh rừng già của khu bảo tồn. Không những thế, nhiều căn nhà xây khá kiên cố cùng những vườn sầu riêng với diện tích rộng lớn cũng mọc lên.

Theo quan sát của PV, các cây giống sầu riêng ở đây mới được trồng một vài tháng, tàn tích nhiều cây cổ thụ bị phá còn đó. Kế đó không xa, chúng tôi còn quan sát thấy hẳn… một trại bò nằm trong khu bảo tồn với cái tên trang trại bò Quốc Thanh. Trang trại được rào chắn rất cẩn mật. Để thâm nhập, chúng tôi đóng vai làm người mua bò.

13-37-50_nh_32
Trang trại bò Quốc Thanh trong rừng bảo tồn

Vào trong chúng tôi thật sự choáng ngợp khi tận mắt diện tích trang trại bò Quốc Thanh có thể lên đến trăm hecta. Mang tiếng trang trại bò, nhưng thực tế bò thì ít, cây trồng khác thì vô cùng nhiều, nào bưởi, cam quýt, hồ tiêu, chuối… với mỗi loại cây lên đến nhiều hecta. Trang trại đầu tư khá bài bản, có nhà xây, rất nhiều người lao động, máy móc từ máy xúc đất, cắt cỏ, cắt gỗ, xe tải…

Trang trại bò được bao trọn bởi diện tích rừng che phủ, xung quanh còn nguyên bảng “Lâm phần khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung”!
 

Ban quản lý rừng không biết?

Chỉ cần diện tích trang trại bò, trang trại sầu riêng đã chiếm rất nhiều ha rừng bảo tồn chưa kể vườn cao su bạt ngàn từ bìa rừng đến lõi rừng, có phải Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung không biết việc này?

13-37-50_4
Trang trại sầu riêng trong lòng rừng già

Ngạc nhiên hơn ngay gần các chốt bảo vệ rừng như ở xã Nam J’ang và Quảng Sơn thì diện tích rừng bị phá để trồng hồ tiêu, chanh dây đã được trồng nhiều năm qua nhưng không thấy một động thái nào lấy lại đất rừng bị mất!

Theo điều tra của NNVN, theo dọc tuyến tỉnh lộ 6, đường đi lại tuần tra cũng hết sức thuận lợi mà rừng còn bị “bốc hơi” nhiều ha. Liệu rằng các xã giáp rừng bảo tồn thuộc vùng sâu vùng xa, đường tuần tra khó khăn như Tân Thành, Nam Nung… thì không biết rừng còn bị tàn phá đến mức độ như thế nào? Với tốc độ này vài năm nữa liệu có còn gọi Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung?

Theo tài liệu thì Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung rộng 12.307 ha thuộc địa giới hành chính của 5 xã Nam Nung, Nâm N’đia, Đức Xuyên (huyện Krông Nô); Quảng Sơn (huyện Đắk Glong) và Nam N’Jang (huyện Đắk Song). Phần lớn diện tích của khu bảo tồn là rừng nguyên sinh với nhiều chủng loại cây lớn như cây sao đen đường kính gốc hàng mét, cao hàng chục mét. Đỉnh cao nhất ở đây và cũng là của cả vùng Nam Tây Nguyên là Nam Nung (núi sừng trâu) với độ cao 1.500 m. Vì thế, Nam Nung được xem là “nóc nhà” của Đắk Nông với phía bắc nghiêng về dòng sông Sêrêpốk và phía nam nghiêng về thượng nguồn sông Đồng Nai.

13-37-50_5
Các trạm bảo vệ rừng trải dài quốc lộ 6

Nam Nung có di tích lịch sử cấp quốc gia là Căn cứ kháng chiến B4 – Liên khu IV đứng chân trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; là “bản lề” nối Tây Nguyên với Đông Nam bộ, miền Bắc với miền Nam… Đây cũng là nơi ghi dấu nhiều chiến công hiển hách, ghi lại những trang sử hào hùng của đồng bào các dân tộc vùng Nam Tây Nguyên những năm chống Pháp đầu thế kỷ 20.

Một số hình ảnh về thực trạng rừng bị tàn phá ở Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung:

13-37-50_12
Bìa rừng bảo tồn giáp xã Quảng Sơn cũng tan hoang đã có lia chia các căn nhà tạm, không điện, không nước, nằm giữa vườn tiêu…
13-37-50_11
13-37-50_122
13-37-50_21
13-37-50_23
13-37-50_24
Phía sau rừng “mặt tiền” trong khu bảo tồn

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Đại hội đồng cổ đông năm 2024 của Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX diễn ra tại Hà Nội, thông qua báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất