| Hotline: 0983.970.780

Xu hướng bộc phát rầy

Thứ Tư 13/10/2010 , 09:53 (GMT+7)

Tình trạng cháy rầy do rầy nâu hoặc rầy lưng trắng bùng phát đã lan rộng ra toàn châu Á.

Tình trạng cháy rầy do rầy nâu hoặc rầy lưng trắng bùng phát đã lan rộng ra toàn châu Á. Theo các nhà khoa học, tình trạng cháy rầy đều xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu như: Giống lúa: tăng cao tỉ lệ sử dụng lúa lai, 1 vài giống lúa trên vùng rộng lớn trong nhiều năm liên tục; Bón dư thừa phân đạm, có nơi bón quá 200 kg N/ha; Phun định kỳ (5- 7 lần/vụ), phun nhiều lần (10 lần/vụ) bằng một số gốc thuốc trừ sâu như: imidachlorprid, fipronil, chlorpyrifos, permethrin, thiamethoxiam, chlorpiryfos+BPMC, lân hữu cơ; Rầy di trú với số lượng lớn.

Sự gia tăng cao của mật số rầy hại lúa ngoài việc gây cháy rầy, còn dẫn đến tình trạng lây nhiễm một số bệnh do vi rút, cụ thể như:

- Bệnh lùn sọc đen do rầy lưng trắng làm môi giới truyền bệnh bộc phát ở Bắc Trung bộ và đồng bằng sông Hồng trong tháng 9/2009, mà nguồn gốc là do rầy lưng trắng di trú từ đảo Hải Nam Trung Quốc. Mới đây nhất, tháng 9/2010, Nhật Bản đã công bố loại bệnh này đã xuất hiện ở Nhật Bản, cũng do rầy lưng trắng mang mầm bệnh di trú theo gió từ Trung Quốc bay sang.

- Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (VL-LXL) do vi rút RRSV và RGSV lan truyền do rầy nâu từ ĐBSCL đã sang Campuchia (2007); sang Thái Lan 9/2009.

 Bên cạnh đó, việc phun thuốc trừ rầy không đúng cũng đã gây nên tình trạng kháng thuốc. Kết quả bước đầu nghiên cứu tính kháng thuốc của rầy nâu tại Trung Quốc, Philippine, Việt Nam và Thái Lan cho thấy:

- Thuốc có hoạt chất imidacloprid: nguồn rầy tại Trung Quốc kháng với loại thuốc này cao gấp 127 lần so với nguồn rầy Philippine.

- Thuốc có hoạt chất fipronil: Trung Quốc đã chính thức cấm sử dụng loại thuốc này từ năm 2009 do thuốc kém hiệu quả trừ rầy lưng trắng. Tuy nhiên, tính kháng thuốc của nguồn rầy Trung Quốc vẫn còn cao so với nguồn rầy Thái Lan và Philippine; trong khi nguồn rầy tại Việt Nam có tính kháng với loại thuốc này cao nhất (có lẽ loại thuốc này được khuyến cáo sử dụng để xử lý hạt giống lúa lai ở phía Bắc Việt Nam).

- Thuốc BPMC: Nguồn rầy Trung Quốc vẫn kháng cao so với nguồn rầy các nước khác.

Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc trừ sâu có nguy cơ cao đối với hệ sinh thái ruộng lúa cũng là nguyên nhân chính gây bộc phát rầy nâu. Heong KL vừa công bố kết quả nghiên cứu mới đây (05/10/2010) về đánh giá nguy cơ của một số loại thuốc trừ sâu được sử dụng phổ biến trên cây lúa như sau:

 Fipronil có chỉ số nguy cơ cao nhất gây bộc phát của rầy nâu, kế tiếp là các lọai thuốc diazinon, cyfluthrin, imidacloprid và abamectin. Phun xà phòng và pymetrozine là ít nguy cơ nhất, trong khi các loại thuốc cypermethrin, deltamethrin và chlorpyrifos cho chỉ số nguy cơ trung bình. Dĩ nhiên đây chỉ là chỉ số đánh giá nguy cơ của thuốc đối với môi trường sinh thái ruộng lúa nói chung, còn tác động thực sự của thuốc gây bộc phát của rầy nâu hay không tùy thuộc vào tuổi cây lúa, số lần phun và liều lượng thuốc phun.

Năm 2010, rầy nâu, rầy lưng trắng tiếp tục gây cháy rầy cục bộ tại: Thái Lan (2-8/2010) kết hợp bệnh VL - LXL; Myanmar (2/2010), Malaysia (2/2010), Indonesia (8/2010), miền Bắc Việt Nam (9/2010) và Lâm Đồng (9-10/2010)

Tóm lại, tình hình trên cho thấy rầy hại lúa (rầy nâu, rầy lưng trắng) đã và đang có xu hướng tái bùng phát trên phạm vi rộng toàn khu vực châu Á kể từ năm 1986 đến nay. TS. Kenmore, phụ trách chương trình IPM của FAO, nhận định “rầy nâu vẫn còn là nguy cơ đối với sản xuất lúa, rầy nâu và cào cào di trú phương Đông, mang tầm ảnh hưởng chính trị trên phạm vi toàn cầu”. So sánh nguyên nhân chính gây nên sự tái bộc phát của rầy nâu hiện tại, so với 24 năm trước đây (đợt bùng phát rầy nâu toàn cầu lần thứ 1 năm 1986) thì lại không có gì mới và khác: mất đa dạng cơ cấu giống lúa trên đồng ruộng; bón dư thừa phân đạm; phun định kỳ, phun nhiều lần thuốc trừ sâu phổ rộng … đã phá vỡ tính bền vững hệ sinh thái tự nhiên trong ruộng lúa...

Trong số các nguyên nhân chính nêu trên, thuốc trừ sâu với tác dụng 2 mặt của nó (trừ sâu và tiêu diệt thiên địch) đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu từ thập niên 1960 đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm