Thứ sáu, 26/04/2024 | 21:33 GMT +7

  • Click để copy
Thứ năm- 10:36, 29/06/2017

Xu hướng phát triển mô hình 'Nông nghiệp thông minh 4.0'

Ngày 28/6, Sở Khoa học và Công nghệ Cần Thơ tổ chức hội thảo “Mô hình sản xuất xanh trong nông nghiệp”.

Các nhà khoa học, doanh nghiệp… tham dự hội thảo đã phân tích, chỉ ra xu hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng những tiến bộ của cuộc “cách mạng công nghiệp 4.0” vào sản xuất.

Với những kết quả trong nghiên cứu và thực nghiệm trên các mô hình sản xuất nông nghiệp ở nhiều tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ, Tổng Giám đốc Cty Cổ phần Rynan Smart Fertilizer nhấn mạnh: Việc đưa vào sử dụng các loại máy móc tự động không người lái trong nông nghiệp không chỉ giúp tăng năng suất, mà quan trọng nhất là giữ sức khỏe cho nông dân khi không phải trực tiếp làm các công đoạn nhiều rủi ro như phun thuốc trừ sâu, gặt đập, vận chuyển…

Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây cùng internet kết nối vạn vật sẽ giải phóng sức nông dân. Điện toán sẽ giúp phân tích đầy đủ và kỹ lưỡng các thông số đất đai, độ ẩm, sức khỏe vật nuôi, giai đoạn phát triển của cây trồng… sau đó đề xuất lượng nước tưới, lượng phân bón phù hợp. Người sản xuất chỉ cần kiểm soát và bấm nút quyết định thông qua điện thoại cầm tay.

Đồng quan điểm, bà Lê Lan Anh, Giám đốc Cty TNHH Mimosa Technology đã đề cập đến mô hình “Tưới chính xác” áp dụng internet vạn vật. Mô hình này đã được sử dụng trong các nông trại thanh long ở nhiều tỉnh, thành phố miền Trung – nơi luôn khan hiếm nguồn nước ngọt. Giải pháp này hoạt động trên cơ chế sử dụng các cảm biến để giám sát các thông số liên quan đến nhu cầu nước của cây trồng bao gồm đặc tính của cây, chu kỳ phát triển, tính giữ nước của đất, độ ẩm không khí… Tất cả các thông số này được chuyển về phần mềm quản lý, tự động phân tích cho ra số lượng nước tưới tối ưu cho cây trồng. Quá trình tưới này sẽ được tự động cập nhật như “nhật ký nông vụ” và quản lý bằng mã vạch điện tử QR code. Đây là cơ sở để truy xuất nguồn gốc nông sản, giúp nông dân chứng minh quy trình sản xuất sạch với thị trường.

Bức tranh về “nông nghiệp thông minh 4.0” sẽ là một quy trình khép kín bằng công nghệ: Giống xác nhận chất lượng cao, phân bón thông minh, thuốc trừ sâu thảo dược; canh tác chính xác, giảm hao hụt giống và giảm khí thải nhà kính; tự động hóa từ thu hoạch, bảo quản, vận chuyển và chế biến; ứng dụng điện toán đám mây để truy xuất nguồn gốc, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

Ánh Tuyết

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Huyện Yên Bình (Yên Bái) vừa triển khai gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh trên 30 năm tuổi bằng ứng dụng Vmark.

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

QUẢNG BÌNH Nhiều sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của Quảng Bình đã tăng rất nhanh về sản lượng tiêu thụ, nhanh chóng mở rộng được thị trường thông qua kênh thương mại điện tử…

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

NGHỆ AN Nhờ chủ động tiếp cận quảng bá, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, nhiều nông sản của nông dân xứ Nghệ đã thoát cảnh bị ép giá, bán được 'tận ngọn'.

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

100% doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Lào Cai đã được tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số. Trong đó 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số.

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Các xã, phường, thị trấn triển khai tại mỗi thôn, bản, tổ dân phố thành lập một Tổ công nghệ số cộng đồng trong năm 2022.

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Cần Thơ Hơn 100 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL được hỗ trợ đưa nông sản lên nền tảng số, đẩy mạnh việc tiêu thụ trong thời gian ngắn.

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

QUẢNG NINH Chuyển đổi số đang được coi là giải pháp đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp tại Quảng Ninh

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

Nguồn 'điện xanh' hoàn toàn từ thiên nhiên đã đáp ứng từ 1/8, có thời điểm đạt 1/5 nhu cầu tiêu thụ điện của trang trại TH.

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Bằng cách thử nghiệm hệ thống chiếu sáng hiệu quả hơn, nông dân trồng rau củ quả trong các trang trại thẳng đứng đã tự tin đủ sức duy trì các vụ mùa mới.

Xem Thêm