| Hotline: 0983.970.780

'Chiến dịch' dẹp nhà ở trên đất 03 tại Hưng Yên:

Xử lý bí thư, chủ tịch ngại đương đầu với sai phạm

Thứ Ba 24/10/2017 , 15:15 (GMT+7)

Địa phương nào để tồn tại công trình xây dựng trái phép thì đồng chí Bí thư và Chủ tịch UBND phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tỉnh ủy, UBND tỉnh...

Chia sẻ với Báo NNVN về chủ đề nóng bỏng liên quan đến “cao điểm” giải tỏa nhà ở, nhà tạm xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp đang được dư luận đặc biệt quan tâm, ông Bùi Thế Cử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên cho biết: “Đây là chủ trương hoàn toàn đúng, là nhiệm vụ cấp bách phải làm ngay để giữ tư liệu sản xuất. Địa phương nào để tồn tại công trình xây dựng trái phép thì đồng chí Bí thư và Chủ tịch UBND phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tỉnh ủy, UBND tỉnh”.

12-36-04_1
Ông Bùi Thế Cử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên trao đổi với PV NNVN

Có một thực tế, tỉnh Hưng Yên đang tồn tại hàng chục ngàn công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, lấn chiếm hành lang thủy lợi, đê điều gây thất thoát, lãng phí tài nguyên của địa phương. Làm gì để lập lại kỷ cương trong quản lý đất nông nghiệp, thưa ông?

Vấn đề Báo NNVN đặt ra là câu chuyện nhức nhối ở nông thôn, không chỉ riêng tỉnh Hưng Yên mà trên phạm vi cả nước. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, mặc dù Nhà nước có nhiều văn bản quản lý và xử lý vi phạm đất đai, nhưng do đất là hàng hóa, giá trị ngày càng tăng nên những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, trục lợi từ đất diễn ra ngày càng phổ biến và nghiêm trọng.

Những hành vi đó tuy chưa đến mức nguy hiểm là tội phạm nhưng đã diễn ra ở khắp nơi, hàng ngày. Nó không chỉ gây khó khăn cho quản lý nhà nước mà còn là nguyên nhân của những tranh chấp, mâu thuẫn xã hội.

Nguyên nhân từ đâu lại xảy ra như vậy?

Về mặt thực tiễn, do chủ quan, coi thường những sai phạm nhỏ nên việc xử lý trong thời gian vừa qua không kiên quyết, thiếu nghiêm minh dẫn đến tình trạng coi thường pháp luật, vi phạm ngày càng tràn lan, khó kiểm soát. Vì vậy, lập lại trật tự kỷ cương, phòng, chống vi phạm, tăng cường quản lý nhà nước về đất đai hiện nay là yêu cầu cấp bách.

Đồng thời cũng có sự nể nang, né tránh lúc đầu, thậm chị làm ngơ, hoặc "bắt tay" giữa cán bộ thôn, xã với người làm sai. Bởi làm cái nhà to tướng giữa đồng, không thể nói cán bộ không biết. Vì vậy, chủ trương của tỉnh là ai sai cũng bị xử lý, kể cả cán bộ.

“Cao điểm” giải tỏa nhà ở, nhà tạm trái phép trên đất nông nghiệp ở Hưng Yên thời gian qua được dư luận đặc biệt quan tâm. Nhưng thực tế, không phải nơi nào cấp ủy, chính quyền cũng vào cuộc triển khai một cách rốt ráo và quyết liệt?

12-36-04_2
Người dân xã Quang Hưng tự phá dỡ công trình xây trái phép trên đất nông nghiệp

"Tâm lý đám đông và tâm lý trông chờ luôn luôn tạo cho người ta thói quen quan sát để bắt chước nhau làm. Nếu địa phương nào làm tốt, thì sẽ tạo hiệu ứng cho các địa phương khác. Nhưng nếu địa phương nào làm không tốt, chính quyền cấp trên không cương quyết xử lý thì sẽ tạo ra tiền lệ xấu.
Nếu sai phạm không bị xử lý cương quyết, không dứt điểm thì người dân sẽ tìm cách để chống đối. Mà sự việc ở thôn Viên Quang, xã Quang Hưng, huyện Phù Cừ người dân đưa vật nuôi lên nhà ở xây dựng trái phép trên đất 03 với lý do “chuyển đổi công năng sử dụng công trình” là một biểu hiện". - Ông Bùi Thế Cử.

Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 16/3/2016 của UBND tỉnh Hưng Yên ban hành nhằm tăng cường quản lý, sử dụng đất đai đã nêu rất rõ: Nghiêm cấm việc tự ý chuyển đổi sử dụng đất, đặc biệt là đất trồng lúa chuyển sang mục đích khác khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép; không được tự ý đào, đắp, xây dựng nhà ở và các công trình trên đất nông nghiệp trái quy định pháp luật hoặc làm ảnh hưởng đến lớp canh tác và biến dạng mặt đất… 

Đồng thời, kiên quyết tháo dỡ những công trình vi phạm. Địa phương nào, cơ quan nào để xảy ra thì đồng chí bí thư và chủ tịch phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND tỉnh.

Xác định và xử lý nghiêm trách nhiệm của tập thể, cá nhân (nhất là Bí thư cấp ủy và Chủ tịch UBND) của chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan tại thời điểm xảy ra các vi phạm, đặc biệt là những nơi để xảy ra tái phạm.

Tuy nhiên, sau một năm ban hành chỉ thị 02, tình hình ở một số địa phương chưa có mấy tiến triển, vẫn để cho người dân tự ý xây dựng công trình nhà ở. Một số địa phương tiếp tục buông lỏng quản lý để người dân ở cơ sở cấp thôn bán đất, cho phép tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng.

Bởi vậy, tỉnh phải ban hành “tối hậu thư” bằng Kế hoạch số 93A ngày 31/3/2017 để “thúc” các địa phương thực hiện nghiêm túc. Sau 6 tháng triển khai Kế hoạch 93A, vừa qua tỉnh đã tổ chức sơ kết, xác định rõ địa phương nào làm tốt, địa phương nào làm chưa tốt, xác định rõ nguyên nh ân, có sự buông lỏng, có sự vào cuộc chưa quyết liệt, cán bộ còn né tránh, ngại va chạm và không dám đương đầu với sai phạm đó.

Từ đó ra văn bản chỉ đạo cụ thể đối với từng địa phương.

Xin ông khái quát một số kết quả đạt được trong “cao điểm” thực hiện Chỉ thị 02 của UBND tỉnh?

Rà soát của tỉnh Hưng Yên cho thấy, có 4.977 công trình, nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp, với diện tích 55ha. Sau 6 tháng triển khai “cao điểm” về giải tỏa công trình sai phạm, các huyện, thành phố đã xử lý được hơn 3.200 trường hợp với diện tích 19,32ha, trong đó có 830 trường hợp tự tháo dỡ công trình; cưỡng chế 126 trường hợp, lập biên bản 1.565 trường hợp và xử phạt hành chính 662 trường hợp.

Ở đây có một vấn đề cần nhấn mạnh đó là, nếu không cương quyết, không đồng loạt thì sẽ nảy sinh bất công. Đã có một cán bộ cấp huyện về vận động người thân trong gia đình phá dỡ công trình vi phạm trên đất nông nghiệp. Công trình phá xong rồi, nhưng chính quyền cấp xã, thôn ở đó không quyết liệt vận động, phá dỡ các công trình trái phép khác. Từ đó tạo mâu thuẫn trong chính gia đình đồng chí cán bộ huyện. 

Đó là bài học để các địa phương khác nhìn vào. Nếu không triển khai đồng loạt, không làm ở khắp nơi thì người dân không tin vào chính sách, không tin vào chủ trương, không tin vào cơ quan nhà nước nữa.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.