| Hotline: 0983.970.780

Xử phạt trong quản lý lễ hội: Bất lực!

Thứ Tư 20/02/2013 , 10:22 (GMT+7)

Lễ hội truyền thống là nét văn hóa trong đời sống của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, sự gia tăng cả về quy mô và số lượng, cũng như sự nảy sinh một số hiện tượng bất thường từ lễ hội đã khiến việc quản lý văn hóa tại lễ hội trở thành một vấn đề khiến dư luận quan tâm.

Lễ hội truyền thống là nét văn hóa trong đời sống của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, sự gia tăng cả về quy mô và số lượng, cũng như sự nảy sinh một số hiện tượng bất thường từ lễ hội đã khiến việc quản lý văn hóa tại lễ hội trở thành một vấn đề khiến dư luận quan tâm.

Thứ trưởng cũng phải đợi... trưởng thôn

Mùa lễ hội 2013 đã bắt đầu với hình ảnh những dòng người hành hương lễ Phật đầu năm là nét đẹp văn hóa của người dân Việt. Tuy những tình trạng như xả rác, đặt tiền lẻ bừa bãi, chen lấn… vẫn tồn tại nhưng phải thừa nhận, từ năm 2012, những biến tướng của lễ hội đã giảm hẳn.

Mùa lễ hội 2013, ngay trước và sau Tết âm lịch, các đoàn kiểm tra của Bộ VHTTDL cũng đã đến các lễ hội như: Yên Tử (Quảng Ninh), chùa Hương (Hà Nội), đền Trần (Thái Bình), đền Trần (Nam Định), đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) ... thị sát tình hình.

Theo ông Phạm Xuân Phúc, Phó Chánh Thanh tra Bộ VHTTDL: “Ở nhiều di tích có lễ hội vẫn còn nhiều điều chưa đáp ứng được: như không gian lễ hội còn chật chội. Vào mùa lễ hội nhân dân về đông nên diễn ra cảnh ùn tắc, chen lấn. Các tồn tại phát sinh như xả rác không được thu gom kịp thời. Ở một số di tích có tổ chức lễ hội thì công trình vệ sinh chưa đảm bảo công năng.

Đến mùa lễ hội, số người đông trong khi các công trình này xây dựng cách đây hàng chục năm, xuống cấp, khó đảm bảo vệ sinh. Một số tệ nạn như xóc thẻ, xem bói, cứ thiêng hóa lên vì mục đích khác vẫn còn tồn tại.


Bày bán thịt thú rừng vẫn nhan nhản ở chùa Hương

Ví dụ ở một Di tích quốc gia do một thứ trưởng Bộ VHTTDL vào kiểm tra nhưng người ta bảo phải chờ ý kiến của ông trưởng thôn, rồi xóc quẻ xin thần thánh, nếu được mới cho vào làm cho chúng tôi chờ đợi quá lâu. Chúng tôi đã phải nói là đây là đi kiểm tra chứ không phải đi cầu cúng mà phải xin đài (xóc thẻ). Khi gặp trường hợp thế, tôi đã nhắc nhở BTC các địa phương và ngành văn hóa các địa phương sớm khắc phục và chấm dứt tình trạng này”.

Từ nay đến hết mùa lễ hội, ngành VHTTDL sẽ còn tổ chức nhiều đoàn kiểm tra, thậm chí kiểm tra đột xuất đến các lễ hội. Công điện 162/CĐ-TTg ngày 9/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức và quản lý lễ hội trên địa bàn một lần nữa cho thấy, trách nhiệm của lãnh đạo các địa phương trong việc quản lý lễ hội đã được quy định rõ ràng.

Nhưng vì sao, những tồn tại của các lễ hội chưa được được khắc phục?

Mới dừng ở… kiểm tra

Sự quyết liệt của các cơ quan quản lý đã hạn chế được phần nào những phát sinh của lễ hội. Tuy nhiên, việc giám sát, xử lý không dễ.

Chính ông Phó Chánh Thanh tra Bộ VHTTDL cũng thừa nhận: “Ngành văn hóa không dễ xử lý các sai phạm vì chưa có chế tài. Ví dụ việc nhân dân đưa đồ mã vào nơi thờ tự, hoặc nhân dân vận chuyển đồ mã trên đường cũng chưa có chế tài xử phạt. Nên chỉ có khi nào gặp người ta đốt đồ mã ở nơi công cộng thì mới xử phạt được. Đó là điều bất cập.

 Tuy nhiên, việc đốt đồ mã mới chỉ cấm ở nơi công cộng chứ không cấm đốt ở nhà. Đó là cái khó đối với cơ quan chức năng. Về trách nhiệm về chính quyền, nếu để xảy ra sai phạm phát hiện ra có chứng cớ rõ ràng thì cũng chỉ yêu cầu kiểm điểm, rút kinh nghiệm thôi, còn quá nặng thì mới xử lý nhưng theo chúng tôi thì điều đó rất khó”.

“Xử lý sai phạm trong ngành văn hóa rất khó. Nói ví dụ như tôi đi kiểm tra lễ hội đã gặp trường hợp đốt đồ mã ở lễ hội nhưng không xử phạt được vì người đốt đồ mã là cháu rất bé. Khi hỏi thì cháu nói là có bác vừa lễ xong, cho cháu 5 nghìn đồng và nhờ cháu đốt hộ”, ông Phạm Xuân Phúc.

Chế tài xử phạt chưa có, hơn nữa, tâm lý ngày hội, ngày xuân không muốn xử phạt khiến công tác tổ chức lễ hội vẫn còn những tồn tại khó khắc phục. Phải chăng, quản lý mới chỉ dừng ở kiểm tra, nhắc nhở, sau đó lại đâu vào đấy?

Ông Phạm Xuân Phúc thẳng thắn: “Thực chất mấy năm vừa qua, chúng tôi thanh tra, kiểm tra để phát hiện ra những cái chưa đúng với quy định của Bộ. Chúng tôi chủ yếu nhắc nhở BTC, BQL để lưu ý khắc phục. Tôi thấy thực sự nó có tác dụng".

Các lễ hội của chúng ta đến thời điểm này đã có chuyển biến tích cực tốt hơn trước. Tuy nhiên hiện tượng sau kiểm tra đâu lại vào đó cũng có, nhưng không phải tất cả. Chúng tôi không thể có lực lượng để nằm suốt các lễ hội được. Còn việc tồn tại diễn ra như thế nào sau khi chúng tôi đi là thuộc về trách nhiệm địa phương”.

Xem thêm
Châu Đăng Khoa livestream vào buổi đêm bức xúc về Sofia

Châu Đăng Khoa cho biết thông tin Sofia đưa ra về công ty anh thời gian qua là không chính xác. Nhạc sĩ phủ nhận việc chèn ép đàn em.

Nhận định Borussia Dortmund vs Atletico Madrid: Khách lấn chủ

Trận tứ kết Champions League 2023/2024 giữa Borussia Dortmund vs Atletico Madrid sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 17/4/2024 trên sân vận động Signal Iduna Park.

ĐT U23 Việt Nam chính thức chốt danh sách tham dự VCK U23 Châu Á

HLV Hoàng Anh Tuấn đã chính thức đưa ra quyết định cuối cùng về danh sách 23 cầu thủ đội tuyển U23 Việt Nam tham dự VCK U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.