| Hotline: 0983.970.780

Xuất hiện nạn lừa đảo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ Ba 10/10/2017 , 13:45 (GMT+7)

Ông Bùi Xuân Thế, Chủ tịch UBND xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng (Bình Phước) cho biết, thời gian qua người dân trên địa bàn thôn 2 của xã bị kẻ xấu lừa đảo chạy tiền thi bằng lái xe, mua nguyên vật liệu sửa chữa, xây dựng các công trình...

Sau khi nhận tiền, đối tượng thường lẩn tránh, không nghe điện thoại.

Đối tượng tên là Trịnh Văn Bàng sống ở TP.HCM, sau khi cư trú và sinh sống một thời gian trên địa bàn xã Thống Nhất đã lợi dụng lòng tin của bà con để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại về kinh tế cho người dân. Theo đó, ông Bàng đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết, thiếu cảnh giác, lòng tin người dân để trục lợi.

Với chiêu thức tạo mối quan hệ thân quen, gần gũi, dò la nắm tình hình về những nhu cầu, mong muốn của từng hộ gia đình, khi đã hiểu kỹ về “con mồi”, Bàng thông qua người này người nọ giới thiệu mình có mối quan hệ rộng, có thể môi giới làm được những việc bà con đang cần. Đến khi người dân bị sập bẫy thường chủ động đưa trước cho Bàng 1/2 giá trị giao dịch.

Là nạn nhân “biếu không” cho Bàng 13.500.000 đồng, tức là một nửa số tiền cho 2 suất đăng ký thi bằng lái xe của hai cha con, ông Điểu Khoát (SN 1961, thôn 2, xã Thống Nhất), cho biết: “Cuối năm 2015, gia đình tôi dự định mua xe ô tô 4 chỗ, cha con tôi đăng ký học bằng lái hạng B2. Do lâu nay chỉ biết tới ruộng đồng, nay dự định mua xe, thi bằng lái, sẵn có ông Bàng giới thiệu nên gia đình đăng ký 2 suất học thi lấy bằng lái xe”.

15-34-41_nh1
Ông Điểu Khoát là một trong những nạn nhân bị đối tượng Bàng lừa chiếm đoạt hơn chục triệu đồng lo thi bằng lái xe

Ông Khoát cho biết thêm, Bàng qua lại thôn 2 khá thường xuyên, lại tỏ ra hay giúp đỡ người khác. Vì vậy, khi biết ông muốn đi học bằng lái xe B2, Bàng tìm đến nhà nói có khả năng làm việc này và bảo ông đưa trước nửa số tiền. Lúc đầu ông không nghĩ bị lừa, sau khi thấy nhiều người tại địa phương mắc bẫy Bàng, ông Khoát mới tin. Cũng may cho ông Khoát là mới chỉ đưa trước phân nửa tiền.

Cũng tại thôn 2, xã Thống Nhất biết ông Điểu K Đang chuẩn bị làm mái vòm phía trước nhà. Nhận thấy đây là "con mồi" ngon, Bàng liền tìm tới nhà ông Điểu K Đang dùng những lời ngon ngọt để thuyết phục. Do nhẹ dạ, cả tin, cuối cùng ông Điểu K Đang đồng ý cho Bàng làm mái vòm, và đưa trước cho Bàng nửa số tiền là 36 triệu đồng.

Ông Điểu K Đang kể lại: “Thấy ông Bàng nói ngon quá tôi mới tin. Từ đó tới giờ không gặp nó nữa mới khổ chớ. Lúc đó nó hứa làm vòm nhà trước, nhà bếp và rào inox phía trước nhà giá chỉ 60 đến 70 triệu thôi. Nó hứa với mình làm rẻ, đẹp, chất lượng. Mình đưa tiền cho nó 36 triệu đồng rồi nhưng không thấy nó qua làm, sau đó gọi điện thoại hoài không được nên mới biết mình bị nó lừa”.

15-34-41_nh2
Ông Điểu K Đang bị lừa 36 triệu đồng làm mái vòm trước nhà và một số công trình phụ của gia đình

Trước đó, vào tháng 4/2015, anh Điểu Trần Sang (SN 1982) hiện là công an viên thôn 2 cũng là nạn nhân của Bàng. Sau một thời gian quen biết, Bàng tự giới thiệu có thể chạy lấy bằng lái xe hạng B2, học và thi ở TP.HCM, chỉ cần đóng tiền và thi phần thực hành, học viên được miễn phần thi lý thuyết.

Sau khi nghe những lời hứa ngon ngọt và nhận thấy điều kiện thi cử tương đối dễ dàng nên anh Sang không ngần ngại bỏ ra 8 triệu đồng cho Bàng để đăng ký. Cũng rất may do anh bị té xe, đau chân nên đã xin rút lại hồ sơ, không thi nữa nhưng phải đi đòi đến 2 lần, Bàng mới trả tiền.

Theo UBND xã Thống Nhất, đây là lời chuông cảnh tỉnh cho tất cả người dân, nhất là người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bởi kẻ xấu thường lợi dụng sự cả tin, thiếu hiểu biết của họ để lừa đảo, chiếm đoạt, gây thất thoát tiền của và mất an ninh trật tự tại địa phương.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Nghệ An thực hiện tốt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tạo chuyển biến căn cơ trên địa bàn Nghệ An, tỉnh này triển khai thực sự hiệu quả thông qua tỷ lệ giải ngân 100%.

Quảng Bình phạt 2,8 tỷ đồng từ các vụ vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp

Trong quý I/2024, lực lượng kiểm lâm Quảng Bình dự kiến nộp 2,8 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước từ 272 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm