| Hotline: 0983.970.780

Xuất hiện nguy cơ sập hệ thống điện quốc gia

Thứ Sáu 09/07/2010 , 12:27 (GMT+7)

Ông Đặng Hoàng An, Phó Tổng giám đốc EVN cho biết, do nắng nóng gay gắt, mức tiêu thụ điện tăng cao, trên hệ thống điện đã xuất hiện tình trạng đầy, thậm chí quá tải một số đường dây và trạm biến áp. Trong giờ cao điểm, đã xuất hiện tình trạng điện áp và tần số hệ thống giảm thấp - là nguy cơ gây sụp đổ hệ thống.

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trong giờ cao điểm, đã xuất hiện tình trạng điện áp và tần số hệ thống giảm thấp, là nguy cơ gây sụp đổ hệ thống.

Trao đổi với phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ, ông Đặng Hoàng An, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, do nắng nóng gay gắt, mức tiêu thụ điện tăng cao, trên hệ thống điện đã xuất hiện tình trạng đầy, thậm chí quá tải một số đường dây và trạm biến áp (khu vực Tân Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Bình, v.v...), nhất là đường dây 500 kV Bắc – Nam. Các đường dây 220 kV mua điện Trung Quốc phải vận hành rất căng thẳng, truyền tải công suất và điện năng cao.

Trong giờ cao điểm, đã xuất hiện tình trạng điện áp và tần số hệ thống giảm thấp - là nguy cơ gây sụp đổ hệ thống.  

Công nhân Công ty Điện lực Đống Đa (Hà Nội) xử lý sự cố cháy trạm biến áp tại phường Nam Đồng

Ngày 8/7, trên hệ thống 500kV đã xảy ra sự cố, gây nhảy các đoạn đường dây Pleiku - Di Linh, Pleiku - Đà Nẵng, Đà Nẵng - Hà Tĩnh, 1 mạch đường dây Nho Quan - Hà Tĩnh và máy biến áp 500kV Hà Tĩnh, gây mất liên kết trên hệ thống 500kV, gây sự cố các tổ máy nhà máy điện Cà Mau, Phú Mỹ, các nhà máy Buôn Kuốp, Sông Hinh, Serepok 3, 4, tổ máy S7 nhiệt điện Uông Bí mở rộng, v.v... (khoảng 1.280 MW).

Sự cố đã gây ảnh hưởng đến cấp điện khu vực miền Trung (khoảng 700 MW) và miền Bắc (khoảng 2.000 MW).

Theo ông Nguyễn Hà Đông, Tổng giám đốc Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia, ngay sau khi sự cố xảy ra, EVN đã chỉ đạo các đơn vị nỗ lực khắc phục sự cố, hòa lại 2 hệ thống Bắc - Nam lúc 3h15 ngày 8/7 và khôi phục dần phụ tải cũng như các tổ máy bị sự cố.

Trong mấy ngày tới, dự báo tình hình nắng nóng vẫn tiếp diễn, EVN sẽ tiếp tục nỗ lực tối đa để cung ứng điện và đảm bảo vận hành an toàn hệ thống. Hiện tại EVN đang mua của Trung Quốc 22 triệu kWh ngày và huy động hết công suất của các nhà máy, kể cả các nhà máy chạy bằng nhiên liệu đắt tiền, để đáp ứng yêu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Nguồn cung điện vẫn rất khó khăn

Theo EVN, trong tuần, Bắc bộ và Bắc Trung bộ tiếp tục hứng chịu đợt nắng nóng gay gắt, nhiệt độ ngoài trời có ngày lên đến 45 độ C. Kể từ ngày 1/7, EVN không thực hiện điều hòa phụ tải tại các địa phương (trừ trường hợp bất khả kháng), mức tiêu thụ điện của cả nước đã tăng rất cao.

Sản lượng điện trung bình 7 ngày đầu tháng 7 là 308,56 triệu kWh/ngày, tăng 24,16% so với các ngày tuần đầu tháng 7/2009, riêng miền Bắc tăng 32,9%. Công suất lớn nhất trên 15.500 MW.

Ông Đặng Hoàng An cho biết, lưu lượng nước về các hồ trong những ngày đầu tháng 7 đều thấp ở cả 3 miền. Do không có mưa trên lưu vực, mực nước các hồ thuỷ điện miền Trung, miền Nam như Yaly, Hàm Thuận, Trị An, Thác Mơ, v.v... đã về sát mức nước chết (Trị An còn 31 cm, Hàm Thuận còn 19 cm, Thác Mơ 75 cm, Yaly còn 60 cm).

Các nhà máy thuỷ điện bắc miền Trung như Bản Vẽ, Cửa Đạt chỉ phát sản lượng thấp do không có nước. Riêng hồ Hòa Bình ở mức 85,23m (trên mức nước chết 5,23m), hồ Tuyên Quang 97,05m (trên mức nước chết 7,05m), hồ Thác Bà 46,5m (trên mức nước chết 50 cm).

Các hồ thủy điện đang vận hành cầm chừng nước về đến đâu phát điện đến đó.

Một số nguồn nhiệt điện than mới ở khu vực phía Bắc vừa qua có sự cố như tổ máy 2 Nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh (dự kiến 8/7 đốt lại), tổ máy S1 Nhiệt điện Sơn Động (ngừng để sửa chữa, cải tạo lò, dự kiến cuối tháng 7 xong), tổ máy 1 Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh (ngừng sửa chữa bơm cấp và đường thải xỉ than đáy lò, dự kiến ngày 14/7 đốt lại).

(Theo Chinhphu.vn)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm