| Hotline: 0983.970.780

Xuất hiện "siêu lừa" ở TP HCM

Thứ Tư 02/11/2011 , 11:37 (GMT+7)

Dưới vỏ bọc DN làm ăn đàng hoàng, uy tín, doanh thu ổn định, hai TGĐ của 2 Cty ở TP.HCM lập mưu mở riêng “công ty ma” rồi đi lừa...

Bà Loan tố cáo thủ đoạn lừa đảo của 2 TGĐ "ma" với PV NNVN

Dưới vỏ bọc DN làm ăn đàng hoàng, uy tín, doanh thu ổn định và luôn có những dự án khủng, hai TGĐ của 2 Cty ở TP.HCM lập mưu mở riêng “công ty ma” rồi tự vẽ ra hàng trăm dự án, công trình. Lợi dụng lòng tin, mối quan hệ quen biết, những vị TGĐ này đã dụ dỗ các nạn nhân nhẹ dạ tham gia đóng cổ phần, rồi ôm tiền… biến mất!

 

HÀNH TRÌNH LẬP “CÔNG TY MA”

Gặp chúng tôi, một trong những nạn nhân là bà Võ Trần Cẩm Loan, Việt kiều Mỹ mới về nước đầu tư mở Cty CP Thiên Tường chuyên kinh doanh dịch vụ bất động sản, VLXD, cát, đất san lấp và XNK hàng hóa ở số 1016, Nguyễn Văn Quá, P. Đông Hưng Thuận, Q.12 uất ức nói: “Xa quê hương nhiều năm, trải qua đủ nghề nơi đất khách quê người mới dành dụm được khoản vốn trở về nước mở một công ty làm ăn. Ấy vậy mà chẳng ngờ bị người ta lập mưu ăn quỵt hết tiền vốn của chúng tôi”.

Theo trình bày của bà Loan: Vào khoảng tháng 8/2010, Lê Hoài Phương “trong vai” khách hàng, điện thoại liên hệ với bà để hỏi thăm giá cả thị trường VLXD, nói đang cần mua một khối lượng cát rất lớn. Tuy nhiên, nhiều lần trao đổi qua điện thoại và hẹn gặp trực tiếp làm quen thì mới hay thực chất Phương không hề muốn mua cát. Phương tự giới thiệu là TGĐ Cty CP Đầu tư Việt Gia Lê (xin gọi tắt là Cty VGL), đang làm rất nhiều công trình hoành tráng. Đồng thời, Phương còn “tư vấn” cho bà Loan về việc kinh doanh cát. Để lấy lòng tin, anh ta đã đưa ra một số tấm hình chụp những mỏ cát rồi khuyên bà Loan không nên buôn bán cát sẽ chẳng có lời và thuyết phục bà chuyển qua làm các công trình xây dựng có lợi hơn nhiều.

Khoảng 2 tháng sau, bà Loan biết có một công trình san lấp xây dựng ở tỉnh Bạc Liêu nên hào hứng “alô” rủ Phương cùng tham gia làm chung. Nghe vậy, Phương liền chủ động gợi ý bà Loan hẹn gặp để bàn bạc cụ thể về công việc cùng hợp tác. Chẳng đắn đo gì, bà Loan gật đầu hẹn Phương lên nhà riêng (cũng là văn phòng Cty của gia đình bà). Đúng hẹn, Phương dẫn theo một người bạn, giới thiệu tên là Phan Quang Nhựt, Tổng GĐ Cty CP ĐTXD TM Nam Phú Thành, chuyên về lĩnh vực bất động sản ở TP.HCM. Đồng thời, ca ngợi hết lời về ông Nhựt là một người bạn đầy kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, san lấp. Sau đó cả ba người hào hứng cùng bàn công việc, thống nhất ngày xuống Bạc Liêu để đàm phán ký hợp đồng với chủ đầu tư. Tuy nhiên, sau khi đã ký hợp đồng ghi nhớ xong vẫn chưa làm được vì phía chủ đầu tư không có vốn.

Đúng thời điểm này, Phương và ông Nhựt đưa ra lý do Cty VGL đang cần vốn đầu tư bổ sung vào nguồn vốn lưu động và phải huy động vốn để thực hiện những dự án lớn sắp tới, nên hai người đã chủ động gặp bà Loan để “vận động”, mời bà góp vốn cổ phần vào VGL và cả ba sẽ cùng hợp tác làm ăn.

Để dễ thuyết phục, Phương còn hứa sẽ ưu ái dành cho bà Loan 20% cổ phần trong Cty (tương đương với số vốn đóng góp khoảng 2 tỷ đồng). Tuy nhiên, sau khi suy nghĩ thấy đóng góp số tiền 2 tỷ đồng mà chỉ được 20% cổ phần thì ít quá, bà Loan yêu cầu tăng lên 30% cổ phần và cho đóng làm ba lần. Tỏ ra chẳng chút hẹp hòi, Phương gật đầu đồng ý.

Ngay sau đó, bà Loan đã rút tiền mặt đưa trước cho Phương khoảng 200 triệu đồng (vì tin tưởng nhau nên hai bên cũng chẳng cần giấy biên nhận) để tiến hành làm thủ tục giấy tờ sang 30% cổ phần cho bà Loan.

Chỉ ít ngày sau, Phương thông báo mọi thủ tục giấy tờ đã hoàn tất, bà Loan đã chính thức có tên trong Cty VGL và thống nhất để bà giữ chức Chủ tịch HĐQT với 30% vốn cổ phần. Lúc đó, ông Nhựt cũng đến chúc mừng và động viên bà Loan nên ủy quyền toàn bộ cho Phương điều hành Cty vì lý do, bà là người Mỹ gốc Việt, mỗi khi cần giải quyết công việc liên quan đến thủ tục giấy tờ sẽ rất phiền phức. Nghe có lý, bà Loan đã viết giấy ủy quyền cho ông Phương được toàn quyền quyết định mọi việc. 

Khánh thành công ty thật hoành tráng để lừa lấy lòng tin của cổ đông

VIÊN MỌI LÝ DO “NÉ” TRẢ TIỀN

Sau khi ký giấy ủy quyền chẳng bao lâu thì có đợt làm hàng cá ngừ xuất khẩu, do Chi nhánh của Cty VGL ở Bình Định đứng ra phát động. Theo lời Phương giới thiệu với các cổ đông, có ông Nguyễn Đức Thịnh là GĐ Chi nhánh và bà Trần Thị Kim Thu (vừa là lái buôn và có cổ phần trong chi nhánh) sẽ đứng ra lo mọi thủ tục thu mua xuất lô hàng cá ngừ này. Do vậy, Phương kêu gọi bà Loan tiếp tục góp thêm 400 triệu đồng “vốn thời vụ” để làm hàng cá; đồng thời ông Nhựt cũng “vận động” bà Trần Thị Triệu Lập (nhà ở Hà Nội), cũng là một cổ đông của Cty Nam Phú Thành đóng 400 triệu đồng góp vốn làm hàng. Sau đó, Phương phổ biến luôn một số kế hoạch công việc chính sắp tới sẽ phải làm.

Để củng cố niềm tin, Phương và ông Nhựt đã tổ chức dẫn hai “cổ đông” mới đi tham quan một số công trình, giới thiệu những “dự án bự” của Cty VGL đang đầu tư làm ăn. Tin tưởng, cả bà Loan và Lập đều đồng ý góp “vốn thời vụ” tham gia làm ăn cùng Cty VGL với số tiền là 1,2 tỷ đồng để kinh doanh lô cá ngừ.

Nghe Phương giải thích rõ, lô cá ngừ này do Chi nhánh thu mua từ Quy Nhơn chuyển vào bán cho Cty Bình Chánh (thuộc huyện Bình Chánh, TP.HCM) sẽ thu cả lãi và vốn về rất nhanh. Bà Loan còn khẳng định: “Thậm chí mọi người còn nghe Phương hứa chỉ khoảng từ 2-3 tuần sẽ hoàn tất 1 lô hàng và cam kết nếu mỗi tháng không có hàng về sẽ trả lãi 2% trên tổng số tiền mà chúng tôi đã góp vào. Đồng thời, nếu cần rút số tiền đóng góp này bất cứ lúc nào chỉ cần chúng tôi báo trước ít ngày là ok”.

Theo lời bà Loan, khi làm xong đợt cá đầu tiên, do kẹt tiền nên cả hai bà đã tìm gặp Phương đề nghị đưa lại một phần tiền “vốn thời vụ” vừa đóng góp để lo công việc riêng. Tuy nhiên, Phương viện lý do đã dồn hết tiền mua cá ngừ bán cho Cty Bình Chánh và đến nay vẫn chưa thanh toán xong công nợ.

Tiếp tục chờ thêm mấy tháng vẫn không hề thấy Phương thông báo rõ chuyện lời lãi, gặng hỏi mãi thì cũng chỉ nghe Phương trấn an chắc chắn sẽ có lời. Đồng thời, luôn khẳng định rằng toàn bộ số tiền đóng góp cổ phần vẫn đang nằm trong ngân hàng, nếu thích thì sẽ dẫn ra ngân hàng cho xem. Vậy nhưng, nhiều lần bà Loan và Lập muốn kiểm chứng tài khoản của Cty trong ngân hàng và yêu cầu họp hội đồng cổ đông, hạch toán cụ thể chi phí, lợi nhuận của Cty thì Phương cố tình viện mọi lý do né tránh. (Còn nữa)

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm