| Hotline: 0983.970.780

Xuất hiện "thịt khô" ngâm hóa chất

Thứ Tư 07/12/2011 , 09:41 (GMT+7)

Sau khi được ngâm hóa chất độc hại, thịt heo sẽ màu vàng sậm, dai và dòn hơn, sau đó sẽ được đóng gói lại thành… thịt bò khô!

* Thú y Quảng Ngãi cấp "khống" tem và dấu KSGM

Loại thực phẩm lạ này vừa bị Đoàn kiểm tra liên ngành VSATTP quận 2 (TPHCM) kiểm tra, phát hiện tại nhà số 80/8/11 đường 42, phường Bình Trưng Đông, quận 2, do ông Dương Công Hầu thuê mặt bằng tổ chức sản xuất, chế biến.

Tại hiện trường, Đoàn lập biên bản thu giữ một lượng thịt rất lớn lên đến 3,6 tấn, gồm: Gần nửa tấn thịt nạc heo đang luộc, trên 1,7 tấn thịt sơ chế xé sợi đang ngâm hóa chất và gần 1,4 tấn “thịt khô” được đóng gói nhỏ bằng bịch nylon (5kg/bịch). Toàn bộ số hàng trên không có hồ sơ kiểm dịch; không rõ nguồn gốc xuất xứ; cơ sở không có đăng ký kinh doanh; không có giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP; kinh dị nhất là các loại hóa chất ngâm, tẩm ướp để chế biến “thịt khô” không rõ nguồn gốc xuất xứ. 

Hóa chất không nguồn gốc để ngâm tẩm, chế biến “thịt khô”

Theo nguồn tin của NNVN, chủ cơ sở trên từng bị lực lượng thú y TPHCM phát hiện, xử lý nhưng sau đó tiếp tục hoạt động lén lút trở lại với quy mô lớn hơn. Nguồn tin cũng cho biết, toàn bộ số thịt heo này chủ yếu được ngâm hóa chất độc hại để chuyển thành màu vàng sậm, dai và dòn hơn, sau đó cung cấp cho một số cơ sở đóng gói thành… thịt bò khô! Do lợi nhuận rất cao (giá bán cao gấp 2 – 3 lần thịt heo), trong khi việc xử phạt chủ yếu mang tính hành chính (xử phạt tiền), nên các đối tượng bất chấp gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng để thu lời bất chính.

Đoàn kiểm tra liên ngành đã tiến hành lập hồ sơ đề xuất UBND quận 2 xử lý sai phạm của cơ sở này, đồng thời tổ chức tiêu hủy toàn bộ số tang vật trên. 

Sau đó, hàng tấn “thịt khô” kinh dị ra lò và đóng gói, vứt lăn lóc dưới nền nhà

Liên quan đến sai phạm của một số cán bộ thú y địa phương, Chi cục Thú y TPHCM cũng vừa bắt giữ và xử lý xe khách thương hiệu Cẩm Vân (tuyến Đà Nẵng - bến xe An Sương TPHCM) mang biển số 43X-4836, do ông Trương Hùng Lâm, sinh 1972, ngụ tại Quảng Nam vận chuyển trong khoang hành lý 30 thùng xốp chứa sản phẩm động vật, gồm: Trên 1 tấn thịt heo sữa, 337 kg da mỡ heo và 240 kg ruột non heo từ Quảng Ngãi về TPHCM tiêu thụ.

Điều đáng nói, trong số này có trên 1,1 tấn sản phẩm động vật (trong đó có 8 thùng thịt heo sữa) mặc dù có dấu KSGM mã số 35007, có tem VSTY của Chi cục Thú y Quảng Ngãi dán trên 8 nắp thùng xốp, nhưng lại không có giấy chứng nhận kiểm dịch, không có chủ hàng theo quy định. Theo tìm hiểu của NNVN, việc làm này thể hiện sự khuất tất trong quy trình cấp tem VSTY và dấu KSGM của cán bộ thú y Quảng Ngãi, cần phải sớm điều tra làm sáng tỏ. 

Chiếc tem VSTY Quảng Ngãi dán trên 8 thùng heo sữa nhưng không có giấy kiểm dịch

VỤ  BÁN GIẤY KIỂM DỊCH: ĐỦ YẾU TỐ HÌNH SỰ SẼ KHỞI TỐ!

Trao đổi với NNVN hôm qua 6/12, ông Hoàng Sơn Hải – Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai cho biết, hiện sai phạm của ông Nguyễn Văn Sang – Trưởng trạm Kiểm dịch thú y huyện Cẩm Mỹ vẫn chưa bị khởi tố. “Bên công an vẫn đang điều tra, nếu đủ chứng cứ cấu thành tội hình sự thì cơ quan chức năng sẽ khởi tố” – ông Hải nói.

Về phía Chi cục, Hội đồng kỷ luật Chi cục Thú y Đồng Nai đã thống nhất xử lý cách chức Trưởng Trạm thú y Cẩm Mỹ đối với ông Nguyễn Văn Sang. Ông Hải cũng cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái cũng đã yêu cầu thanh tra tỉnh phối hợp với Sở NN-PTNT làm rõ sai phạm nghiêm trọng này và báo cáo lãnh đạo tỉnh trước ngày 31/12.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm